|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Nhìn lại lịch sử lãi suất trong 670 năm qua

07:04 | 21/11/2019
Chia sẻ
Ngày nay, chúng ta đang sống trong môi trường lãi suất thấp, trong đó chi phí đi vay của các cơ quan chính phủ và tổ chức khác đang thấp hơn mức trung bình lịch sử. Dễ dàng thấy rằng lãi suất đang ở mức rất thấp trong nhiều thế hệ, nhưng liệu bạn có biết chúng cũng là mức đáy trong 670 năm qua?
Screen Shot 2019-11-20 at 12

Screen Shot 2019-11-20 at 12

Nguồn: VisualCapitalist. Minh Tuấn việt hóa.

Biểu đồ của VisualCapitalist phác họa lãi suất áp lên các khoản cho vay từ những năm 1350. Hãy nhìn vào lịch sử của chi phí vay nợ - tiền chưa bao giờ rẻ như ngày nay.

Khởi thủy cho thế hệ đầu tư

Thương mại mang lại nhiều ý tưởng tốt đẹp đến châu Âu, đồng thời giúp thúc đẩy thời kì Phục hưng và sự phát triển của nền kinh tế tiền tệ.

Những bến cảng châu Âu và các quốc gia thương mại lớn, như Cộng hòa Genoa hoặc Hà Lan trong thời kì Phục hưng, góp phần mang lại chỉ báo tốt về chi phí vay nợ trong những lịch sử thuở sơ khai của lãi suất.

Cộng hòa Genoa: Lãi suất cho vay 4-5 năm

Genoa trở thành cộng sự cấp dưới của Đế quốc Tây Ban Nha, trong đó các chủ ngân hàng Genoa tài trợ cho nhiều nỗ lực ở nước ngoài của Thái tử Tây Ban Nha.

Các chủ ngân hàng Genoa cung cấp tín dụng và thu nhập thường xuyên cho gia đình hoàng gia Tây Ban Nha lúc bấy giờ. Thái tử Tây Ban Nha cũng chuyển đổi những lô hàng kim loại bạc từ Thế giới Mới (New World) thành vốn để đầu tư cho các thương vụ mạo hiểm thông qua các ngân hàng ở Genoa.

Trái phiếu vĩnh viễn của Hà Lan

Trái phiếu vĩnh viễn là trái phiếu không có ngày đáo hạn. Các nhà đầu tư có thể coi loại trái phiếu này là vốn cổ phần chứ không phải là nợ. Các tổ chức phát hành trả lãi suất coupon cho trái phiếu vĩnh viễn mãi mãi và không phải chuộc lại vốn gốc – khá giống với cổ tức từ một công ty vốn hóa lớn.

Đến năm 1640, người dân đặt quá nhiều niềm tin vào trái phiếu công của Hà Lan và thậm chí họ đã tái cấp vốn cho khoản nợ tồn đọng với lãi suất thấp hơn nhiều, có thể là 5%.

Người đi vay ở tỉnh và thành phố Hà Lan đã ban hành ba loại nợ:

Kì phiếu (Obligatiën): Nợ ngắn hạn – dưới dạng trái phiếu trả lợi tức cho người nắm giữ (bearer bond).

Trái phiếu hoàn lại (Losrenten): Trả lãi hàng năm cho người nắm giữ - tên của người nắm giữ nằm trong sổ cái nợ công cho đến khi được trả hết nợ.

Niêm kim cuộc sống (Lijfrenten): Trả lãi trong suốt cuộc đời của người mua. Trái chủ chết đi thì lượng vốn gốc cũng bị hủy bỏ.

Không giống như các quốc gia khác có các ngân hàng tư nhân phát hành nợ công, Hà Lan đối mặt trực tiếp với những trái chủ tiềm năng. Họ phát hành nhiều trái phiếu có lãi coupon thấp, những trái phiếu này thu hút những người tiết kiệm qui mô nhỏ như thợ thủ công và thường là phụ nữ.

Quy tắc Britannia: Trái phiếu Anh

Năm 1752, chính phủ Anh đã chuyển đổi tất cả các khoản nợ tồn đọng của mình thành một trái phiếu, khoản trả lãi hợp nhất hàng năm là 3,5%, với mục tiêu giảm lãi suất mà họ phải trả. 5 năm sau, lãi suất hàng năm của trái phiếu này giảm xuống còn 3%, điều chỉnh thành trả lãi hàng năm 3%.

Lãi coupon vẫn ở mức 3% cho đến năm 1888, khi Bộ trưởng Tài chính chuyển đổi thành một trái phiếu mới – lãi suất hợp nhất 2,75%. Lãi suất tiếp tục giảm xuống 2,5% vào năm 1903.

Lãi suất nhanh chóng tăng trở lại vào năm 1927 khi Winston Churchill phát hành một trái phiếu chính phủ mới, trái phiếu có mức lãi suất 4%, như là để tái cấp vốn một phần cho trái phiếu chiến tranh WWI.

Sự trỗi dậy của Mỹ: Trái phiếu chính phủ Mỹ

Quốc hội Mỹ đã thông qua một đạo luật vào năm 1870, trong đó cho phép phát hành ba loại trái phiếu rieng biệt với kì hạn 10, 15 và 30 năm. Đây là sự khởi đầu của cái được gọi là tín phiếu kho bạc, thước đo tham chiếu cho lãi suất thời hiện đại.

Lạm phát tăng vọt trong thập niên 70

Trong những năm 1970, thị trường chứng khoán toàn cầu trở thành một mớ hỗn độn. Trong khoảng thời gian 18 tháng, thị trường mất 40% giá trị vốn hóa. Trong gần một thập kỉ, rất ít người muốn đầu tư vào thị trường công cộng. Tăng trưởng kinh tế yếu ớt, dẫn đến tỉ lệ thất nghiệp ở mức hai con số.

Các chính sách lãi suất thấp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào đầu những năm 70 đã tạo ra tình trạng toàn dụng nhân công, nhưng cũng gây ra lạm phát cao. Dưới sự lèo lái của ban lãnh đạo mới, Fed sau đó sẽ đảo ngược đường lối chính sách, nâng lãi suất lên 20% trong nỗ lực thiết lập lại chủ nghĩa tư bản và khuyến khích đầu tư.

Nhìn về tương lai: Tiền rẻ

Kể từ đó, lãi suất từ trái phiếu chính phủ đã nhanh chóng giảm xuống, trong khi nền kinh tế toàn cầu đã tăng trưởng không ngừng. Hơn nữa, các cuộc khủng hoảng tài chính đã khiến lãi suất chỉ ở gần mức 0 để thúc đẩy chi tiêu và đầu tư.

Rõ ràng, vòng cung cho vay uốn cong về phía lãi suất ngày càng giảm, nhưng lãi suất có thể xuống thấp đến mức nào?

Minh Tuấn