|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

'Người thả diều' vượt qua thử thách

06:45 | 19/10/2020
Chia sẻ
"Trong thời buổi khủng hoảng, doanh nghiệp nào có nội lực mạnh, hệ thống quản lí và văn hóa tốt thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng vượt qua thử thách".

Bất chấp bởi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp đã tự lực xoay sở, tìm cách làm mới để duy trì, ổn định sản xuất, đón đợi cơ hội bật dậy. 

Chia sẻ với người viết, bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó tổng giám đốc Sài Gòn Food cho rằng dịch COVID-19 chính là phép thử với "sức khỏe" các doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có "sức đề kháng" sẽ vượt qua được cơn bạo bệnh, thậm chí trong nguy vẫn tìm thấy cơ cho chính mình.

'Người thả diều' vượt qua thử thách - Ảnh 1.

Bà Lê Thị Thanh Lâm: Có thể nói trong mùa dịch COVID-19, hoạt động kinh doanh của Sài Gòn Food không tăng giảm theo qui luật bình thường mà đột biến theo dịch bệnh.

Cụ thể, trong đợt bùng phát lần 1, tâm lí người tiêu dùng có xu hướng mua tích trữ thức ăn nên lượng hàng hóa bán ra của Sài Gòn Food tăng lên nhanh chóng nhưng sau đó, khi dịch lắng xuống thì nhu cầu này có phần giảm theo, kịch bản này cũng diễn ra trong đợt dịch lần 2.

Nhưng nhìn chung ngành chế biến thực phẩm phục vụ bữa ăn gia đình không bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh. Đặc biệt, trong dịch bệnh, nó phát sinh ra những nhu cầu tiêu dùng mới, giúp doanh nghiệp tận dụng để tăng trưởng.

'Người thả diều' vượt qua thử thách - Ảnh 2.

Với Sài Gòn Food, chúng tôi phải vừa làm nhiệm vụ chống dịch vừa phải phát triển sản phẩm mới và mở rộng hệ thống kinh doanh online để phục vụ người tiêu dùng mọi lúc mọi nơi.

Từ việc lắng nghe ý kiến của người tiêu dùng, kết hợp với những ý tưởng ấp ủ từ lâu, chúng tôi cũng đầu tư sáng tạo sản phẩm mới và cải tiến sản phẩm cũ. Bên cạnh dòng sản phẩm cháo dành cho trẻ em, chúng tôi phát triển đa dạng thêm dòng cháo cho người cao tuổi, người bệnh. 

Một điều đáng mừng là những sản phẩm này tuy có giá bán khá cao nhưng lại tăng mạnh về lượng bán ra. Chúng tôi nhận thấy rằng người dân đã quan tâm hơn tới sức khoẻ và vấn đề giá bán cao đã không còn là điều mà người tiêu dùng lo ngại nữa, từ đó, giúp doanh thu Sài Gòn Food phục hồi dù dịch bệnh vẫn phức tạp.

Và để thực hiện được điều này, có thể nói đó là nhờ hệ thống quản lí, tài nguyên con người, nhân sự, gọi chung là nội lực của doanh nghiệp tốt, giống như "sức đề kháng" giúp doanh nghiệp chống chội dịch COVID-19. 

Sài Gòn Food luôn ý thức rằng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, nội lực vẫn là sức mạnh tự thân mà doanh nghiệp chủ động được. Có nội lực mới có khả năng thích ứng, mà thích ứng là kĩ năng để tồn tại. 

Dù không bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch nhưng chúng tôi không hề chủ quan. Nếu trong tình hình này, doanh nghiệp lơ là, không kiểm soát tốt nội lực thì chỉ cần một sơ sót cũng có thể gặp phải rủi ro, gây ra tác động lâu dài cho doanh nghiệp.

Từ thực tế này, tôi cho rằng trong thời buổi khủng hoảng, doanh nghiệp nào có nội lực mạnh, hệ thống quản lí và văn hóa tốt thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng vượt qua thử thách.

'Người thả diều' vượt qua thử thách - Ảnh 2.

May mắn là Sài Gòn Food hội tụ đủ các yếu tố này nên "trong nguy có cơ" giúp công ty chớp cơ hội tăng trưởng.

'Người thả diều' vượt qua thử thách - Ảnh 3.

Bà Lê Thị Thanh Lâm: Tôi nhận thấy rằng người tiêu dùng đã sử dụng hình thức mua hàng online nhiều hơn. Trước kia, Sài Gòn Food vẫn nghĩ rằng các sản phẩm của mình rất khó bán qua kênh online nhưng đến nay, lượng sản phẩm bán qua kênh online của công ty chúng tôi đã tăng gấp nhiều lần.

Sau dịch bênh, thị trường cũng đã chứng kiến những thay đổi nhanh chóng về thói quen của người tiêu dùng như giảm các hoạt động bên ngoài, chế biến, ăn uống tại nhà nhiều hơn; đi mua sắm ít lần trong tuần với mỗi lần nhiều thực phẩm hơn.

Nhu cầu mới cũng đã phát sinh, ngoài việc quan tâm hơn tới vấn đề sức khoẻ thì tính tiện dụng của sản phẩm cũng được chú ý hơn như sản phẩm đông lạnh ăn liền của Sài Gòn Food ví dụ: miếng gà, bún riêu cua, mì sốt bò bằm... được nhiều khách hàng ưa chuộng hơn trước nên công ty đã phải đầu tư, nghiên cứu phát triển thêm những hương vị mới, đa dang, hấp dẫn người dùng hơn.

Đặc biệt, trong và sau dịch, một bộ phận khách thắc chặt chi tiêu, cần sản phẩm giá cạnh tranh, tiết kiệm hơn, do đó, thay vì trước đây với sản phẩm cháo tươi có giá trên 17.000 đồng/gói, thì nắm bắt nhu cầu mới của người tiêu dùng, Sài Gòn Food đã phát triển dòng sản phẩm giá chỉ khoảng 10.000 đồng/gói, được người tiêu dùng đón nhận rất tốt.

Đó là "trong nguy có cơ" nhưng cơ hội không trên trời rơi xuống, muốn biến nó thành may mắn, thành công thì phải có nội lực phát huy.

'Người thả diều' vượt qua thử thách - Ảnh 4.

'Người thả diều' vượt qua thử thách - Ảnh 5.

Bà Lê Thị Thanh Lâm: Trong công việc cũng như trong cuộc sống, đam mê chính là yếu tố quan trọng giúp chinh phục mọi mục tiêu.

Với Sài Gòn Food, đội ngũ R&D được tích lũy kinh nghiệm từ sản xuất, nghiên cứu thị trường và đào tạo bởi chuyên gia Nhật Bản. Họ làm việc, sáng tạo bằng niềm đam mê và đam mê của họ cũng được trả công xứng đáng bằng chính sách công ty, văn hóa doanh nghiệp khiến họ càng tự hào và làm việc vì mục tiêu cuối cùng, chứ không còn vì trách nhiệm, thời gian, không gian như bình thường nữa.

Bên cạnh đó, tôi luôn mong mỏi các bạn trẻ có nhiều cơ hội học hỏi, hoặc đem cái mới về cho các bạn học hỏi. Từ tâm niệm đó mà các chuyên đề như xây dựng thương hiệu cá nhân, thấu hiểu bản thân, xây dựng mục tiêu cuộc đời, chân dung người quản lí hiện đại, tư duy sáng tạo... lần lượt ra đời do tôi trực tiếp đứng lớp.

Đồng thời Sài Gòn Food đã tận dụng thời gian này để rà soát nội bộ, đào tạo, nâng cao năng lực công nhân viên để mạnh hơn nữa. Cùng với đó là sáng tạo thêm những ý tưởng mới về sản phẩm mới, cải tiến qui trình, cải tiến nội bộ để mạnh hơn.

'Người thả diều' vượt qua thử thách - Ảnh 6.

Bà Lê Thị Thanh Lâm: Thực ra nhà tôi có truyền thống viết sách, cùng với đam mê của bản thân, tôi đã dự định sau này về hưu sẽ viết sách nhưng khi tham gia nhiều hoạt động với sinh viên, startup...các bạn mong muốn tiếp cận, học hỏi các bài học thành công - thất bại với sự lan tỏa sâu rộng hơn từ sách.

'Người thả diều' vượt qua thử thách - Ảnh 8.

Từ đó tôi xác định nhu cầu của các bạn trẻ về những bài học kinh doanh là rất lớn, nó tạo động lực thúc đẩy tôi sớm cho ra đời quyển sách "Người thả diều - Những câu chuyện chắp cánh ước mơ tuổi trẻ", góp thêm hành trang cho các bạn sinh viên vào đời, khởi nghiệp. Cuối quyển sách đó tôi có hứa hẹn sẽ ra đời quyển 2 vào tháng 10 này, để chia sẻ thêm nhiều câu chuyện thực tế đến các bạn trẻ.

'Người thả diều' vượt qua thử thách - Ảnh 7.

Bà Lê Thị Thanh Lâm: Thực ra người phụ nữ nào cũng muốn cân bằng giữa công việc và gia đình nhưng làm rất khó, mặc dù xã hội đã nói về bình đẳng rất nhiều, tạo điều kiện cho người phụ nữ ra xã hội làm việc nhưng khi về gia đình, quan niệm nội trợ, con cái là của phụ nữ vẫn còn đâu đó rất nhiều trong suy nghĩ của người đàn ông và thậm chí của người phụ nữ.

Chính điều đó khiến phụ nữ khi ra ngoài xã hội càng nhiều thì càng bận rộn, đó là một trong những lí do Sài Gòn Food đưa ra sứ mệnh của mình là mang lại giải pháp cho bữa ăn gia đình vì nếu bữa ăn gia đình còn mất nhiều thời gian thì người phụ nữ sẽ còn rất vất vả.

'Người thả diều' vượt qua thử thách - Ảnh 10.

Sài Gòn Food tự hào không chỉ bán sản phẩm mà còn bán giải pháp ví dụ sản phẩm cháo tươi, đã giải phóng được khá nhiều thời gian cho những phụ nữ chăm con, thay vì phải nấu ngày 3 buổi với những vị khác nhau thì nay với sản phẩm của Sài Gòn Food đã giúp người phụ nữ tiết kiệm thời gian, công sức rất nhiều. Và nhiều sản phẩm khác cũng bám theo sứ mệnh này.

Thực sự những sản phẩm này xuất phát từ mong muốn của chính mình, vì thấy người phụ nữ cực quá nên muốn giảm bớt gánh nặng cho họ và khi làm ra sản phẩm chính tôi cũng đang sử dụng sản phẩm của Sài Gòn Food hàng ngày, giúp chuyện bếp núc của tôi dễ dàng hơn nên lúc nào mọi người cũng thấy tôi có nhiều thời gian hơn cho công việc.

Và kinh nghiệm của tôi là nếu mình biết thu xếp, áp dụng những cách làm hiệu quả như cách quản trị ở công ty về gia đình giúp mọi việc đi vào nề nếp, rạch ròi và nhịp nhàng và ngược lại những chuyện hay ho của gia đình như tôn ti trật tự, gắn bó tình cảm...được mang đến công ty áp dụng sẽ giúp mình cân bằng qua lại giữa 2 vế công việc và gia đình.

Tuy nhiên, mình không thể cân bằng 50-50, mỗi một giai đoạn, thời điểm sẽ cân bằng khác nhau. 

Ví dụ với người độc thân thì thời gian dành cho gia đình ít hơn nhưng nếu trong thời gian có con nhỏ thì phải chấp nhận có sự chênh lệch, ví dụ 80% cho gia đình và 20% cho công việc. Lúc đó mình phải chấp nhận chậm thăng tiến để tập trung lo cho con, sau đó, con đã lớn, trưởng thành như tôi thì chỉ còn 20% cho gia đình và 80% dành cho công việc, cộng đồng...Mình phải biết đối phối hợp lí trong từng giai đoạn phát triển.

'Người thả diều' vượt qua thử thách - Ảnh 8.

Bà Lê Thị Thanh Lâm: Sài Gòn Food vẫn tập trung phát triển thị trường nội địa, xuất khẩu chiếm tỉ trọng lớn nhưng chủ yếu là gia công, nên công ty định hướng phải cân bằng tỉ lệ này và tăng trưởng nội địa. 

Đến thời điểm này, rõ ràng thị trường nội địa là thị trường tiềm năng, cho thấy Sài Gòn Food đang đi đúng hướng, minh chứng trong giai đoạn dịch COVID-19 vừa rồi, chỉ có thị trường nội địa phát triển, giúp cân bằng lại phần thiếu hụt của thị trường xuất khẩu bị gián đoạn bởi dịch bệnh.

Hiện nay uy tín và vị thế của Sài Gòn Food tại thị trường 100 triệu người tiêu dùng Việt khá tốt nên Sài Gòn Food sẽ tiếp tục đi theo định hướng này.

Ngoài ra để thích ứng với tình hình mới sẽ được Sài Gòn Food tiếp tục triển khai trong thời gian tới. Trong tháng 10 này, Sài Gòn Food sẽ ra một loạt sản phẩm mới với bao bì nhỏ gọn, phù hợp, tiện lợi cho người tiêu dùng song song với việc tiếp tục tiết giảm chi phí sản xuất. 

Xin cảm ơn bà!

'Người thả diều' vượt qua thử thách - Ảnh 12.

 

Như Huỳnh
Justin Bui
Kinh tế & tiêu dùng

Như Huỳnh

[LIVE] ĐHĐCĐ Vincom Retail: Lãi 1.080 tỷ đồng trong quý I, lãnh đạo khẳng định không đổi tên khi xuất hiện cổ đông mới
Năm 2024, ban lãnh đạo Vincom Retail trình cổ đông kế hoạch kinh doanh với doanh thu thuần hoạt động sản xuất kinh doanh khoảng 9.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 4.420 tỷ đồng.