|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Ngoài FLC, những doanh nghiệp nào đang muốn làm T3 Tân Sơn Nhất?

15:18 | 28/02/2019
Chia sẻ
Mới đây Tập đoàn FLC đề nghị được nghiên cứu đầu tư nhà ga T3 Tân Sơn Nhất đồng thời cam kết nếu được chấp thuận, FLC sẽ hoàn thành trong vòng 1 năm. Trước đó, đã có một số DN ngỏ ý muốn đầu tư công trình dân dụng cấp đặc biệt này.

Ngày 31/8/2018, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) điều chỉnh quy hoạch mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất với khả năng đáp ứng 50 triệu hành khách/năm.

Theo điều chỉnh quy hoạch này, tổng diện tích đất được quy hoạch điều chỉnh là 791ha (không bao gồm diện tích đất quốc phòng trực tiếp quản lý), trong đó phần diện tích sân bay hiện hữu 545,1ha.

Dự kiến mở rộng hai nhà ga hiện hữu (T1 và T2) nâng công suất lên 30 triệu hành khách/năm, xây thêm một nhà ga mới (T3) công suất 20 triệu hành khách/năm để nâng tổng công suất lên 50 triệu hành khách/năm.

Bên cạnh đó cũng bổ sung 3 đường lăn song song, 5 đường lăn thoát nhanh, bổ sung sân đỗ máy bay trước nhà ga T3 mới và sân đổ phía Nam đáp ứng 56 vị trí, nâng tổng sân đổ lên 106 vị trí… 

Từ rất sớm Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã đề xuất đầu tư nhà ga T3 Tân Sơn Nhất. ACV cũng là đơn vị đầu tiên trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đến Bộ Giao thông Vận tải với tổng kinh phí đầu tư ước tính 11.430 tỉ đồng, 100% là vốn doanh nghiệp. Thời gian khởi công dự kiến vào quí III/2020, hoàn thành dự kiến vào quí II/2022, tức trong khoảng gần 2 năm.

ACV đề xuất hai phương án đầu tư, hoặc ACV thực hiện toàn bộ dự án hoặc góp vốn với tỉ lệ 65%, 51% hoặc 36%.

Ngoài nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, ACV còn muốn chi khoảng 1,2 - 1,5 tỉ USD từ nguồn vốn doanh nghiệp để hợp tác đầu tư sân bay Long Thành, cam kết có đủ nguồn lực tài chính và kinh nghiệm.

Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG) do vợ chồng ông Nguyễn Hạnh – và Lê Hồng Thủy Tiên là Chủ tịch và Tổng Giám đốc cũng đã từng hai lần đề xuất được tham gia đầu tư nhà ga T3 cùng ACV. IPPG hiện có vốn điều lệ 3.000 tỉ đồng, gồm 17 công ty thành viên, 18 công ty liên doanh liên kết.

Ông Nguyễn Hạnh còn là Chủ tịch HĐQT CTCP dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco).

Mới đây nhất, CTCP Tập đoàn FLC do ông Trịnh Văn Quyết làm Chủ tịch cũng bày tỏ tham vọng tham gia đầu tư nhà ga T3. Tuyên bố trước báo giới, ông Quyết cho biết với kinh nghiệm thực hiện các dự án bất động sản nghỉ dưỡng qui mô lớn tại Qui Nhơn, Sầm Sơn, … FLC hoàn toàn có thể hoàn thành dự án trong 9 tháng.

Trong đề xuất chính thức gửi Bộ Giao thông Vận tải và Văn phòng Chính phủ sau đó, FLC cam kết hoàn thành dự án trong vòng 1 năm.

Ông Trịnh Văn Quyết còn là cổ đông lớn nhất và Chủ tịch HĐQT của CTCP Xây dựng FLC Faros – đơn vị thi công nhiều dự án do Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư, gần đây nhất là dự án Bệnh viện đa khoa quốc tế tỉnh Thái Bình với qui mô 1.000 giường, tổng vốn đầu tư 3.722 tỉ đồng.

Ngoài FLC, những doanh nghiệp nào đang muốn làm T3 Tân Sơn Nhất? - Ảnh 1.

Đầu tư T3 Tân Sơn Nhất: Tổ chức đấu thầu cạnh tranh giữa ACV và FLC?Đầu tư T3 Tân Sơn Nhất: Tổ chức đấu thầu cạnh tranh giữa ACV và FLC? Cổ phiếu FLC thanh khoản đột biến trong ngày kí kết thỏa thuận 3 tỉ USDCổ phiếu FLC thanh khoản đột biến trong ngày kí kết thỏa thuận 3 tỉ USD FLC chính thức đề nghị đầu tư nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, cam kết hoàn thành sau 1 nămFLC chính thức đề nghị đầu tư nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, cam kết hoàn thành sau 1 năm

Kiên Dương - Đồ họa: Minh Hạnh