|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Khối ngoại tiếp tục xả ròng gần 2.500 tỷ đồng tuần VN-Index hồi phục hơn 28 điểm

15:30 | 18/05/2024
Chia sẻ
Tuần qua, cổ phiếu VHM tiếp tục là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất với giá trị trên 756 tỷ đồng, tiếp đến là CTG với giá trị bán ròng 410 tỷ đồng, vị trí thứ 3 là VPB với giá trị bán ròng 273 tỷ đồng. Chiều mua ròng, MWG tiếp tục dẫn đầu danh sách với giá trị gần 769 tỷ đồng, tiếp theo là NLG với giá trị bán ròng 153 tỷ đồng.

Trong tuần giao dịch 13 - 17/5, phiên thứ Hai tiếp tục diễn biến điều chỉnh trong 2 ngày trước đó, VN-Index có lúc đã chạm mức 1.232 nhưng chỉ số ngay sau đó đã dần cân bằng và hồi phục, đây cũng là dấu hiệu cho việc kết thúc nhịp điều chỉnh ngắn hạn của VN-Index. Chỉ số sau đó đã có chuỗi 4 phiên tăng liên tiếp để chốt tuần tại mốc 1.273,11, tăng 28,41 điểm, tương đương 2,28% so với tuần trước đó.

Tổng giá trị giao dịch bình quân phiên trên toàn thị trường đạt 23.021 tỷ đồng. Tính riêng khớp lệnh, thanh khoản bình quân phiên ở mức 20.363 tỷ đồng, tăng 8,5% so với tuần trước và 5,8% so với trung bình 5 tuần gần đây.

Dưới góc nhìn kỹ thuật, VN-Index đã hồi phục hơn 100 điểm từ vùng đáy ngắn hạn, chỉ số đang áp sát vùng đỉnh cũ 1.280 – 1.300. Trong tuần qua, dòng tiền có dấu hiệu luân chuyển sang những nhóm cổ phiếu chưa tăng nhiều trong quá trình thị trường chung hồi phục, điển hình như cổ phiếu ngành thép.

Nhóm cổ phiếu vua cũng trở lại vai trò dẫn dắt với 4 đại diện trong top 10 ảnh hưởng tích cực đến thị trường là LPB, VPB, TCB và MBB, trong đó LPB và VPB đã dẫn đầu về tác động tích cực khi giúp VN-Index lần lượt tăng 2,03 điểm và 1,77 điểm. Chiều ngược lại VCB lại là cổ phiếu ảnh hưởng lớn nhất đến mức giảm của chỉ số khi làm VN-Index giảm 0,23 điểm.

Bất chấp những tín hiệu tích cực từ phía thị trường chung, khối ngoại tiếp tục bán ròng 2.458 tỷ đồng trên toàn thị trường, đánh dấu chuỗi rút ròng 11 tuần liên tục.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Trên HOSE, khối ngoại đã bán ròng gần 2.150 tỷ đồng trong tuần, tương đương khối lượng gần 60,6 triệu đơn vị. Trong đó, cổ phiếu VHM tiếp tục bị xả ròng mạnh nhất với giá trị hơn 756 tỷ đồng, bỏ xa các mã còn lại trong top bán ròng.

Đứng thứ hai trong danh mục xả ròng của khối ngoại là cổ phiếu CTG với gần 410 tỷ đồng. Ngoài VPB, danh mục các mã bị NĐT ngoài bán ròng mạnh nhất còn có nhiều đại diện nhóm tài chính – ngân hàng như VPB (273 tỷ đồng), VCB (166 tỷ đồng) và MBB (160 tỷ đồng).

Cùng chiều, KBC cũng bị rút ròng 183 tỷ đồng, theo sau là CMG (164 tỷ đồng), PVD (143 tỷ đồng), VRE (132 tỷ đồng) và GAS (125 tỷ đồng).

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu MWG tiếp tục dẫn đầu danh mục Top 10 mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài. Mã này được khối ngoại mua mạnh nhất với giá trị 769 tỷ đồng trong tuần, tương đương khối lượng đạt hơn gần 12,8 triệu cổ phiếu.

Bên cạnh đó, NLG được mua ròng 152 tỷ đồng, cùng với NVL với 149 tỷ đồng. Danh mục Top10 gom ròng còn có sự góp mặt của HPG, DBC, HVN, DCM, HSG, NKG, FUEVFVND với quy mô 53 - 92 tỷ đồng.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Trên HNX, NĐT nước ngoài mua ròng 3/5 phiên với giá trị gần 36 tỷ đồng, tương đươn khối lượng hơn 1,4 triệu đơn vị.

Trong đó, khối ngoại mua ròng 85,1 tỷ đồng ở cổ phiếu IDC của Tổng công ty IDICO - Công ty Cổ phần. Theo sau là MBS (50,2 tỷ đồng) và những giao dịch tương tự như SHS (16,6 tỷ đồng), TIG (12,9 tỷ đồng) và CEO (8,1 tỷ đồng).

Chiều ngược lại, cổ phiếu PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam dẫn đầu bên bán với giá trị gần 73,3 tỷ đồng. Mã BVS cũng bị rút ròng 49 tỷ đồng. Cùng chiều, NĐT ngoại cũng bán ròng các mã VCS (12,6 tỷ đồng), EBS (7,8 tỷ đồng) và TNG (1,5 tỷ đồng).

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại duy trì xu hướng bán ròng 5 phiên liên tục trong tuần qua với tổng giá trị hơn 344 tỷ đồng, tương đương khối lượng hơn 7,7 triệu cổ phiếu.

Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 150,8 tỷ đồng ở cổ phiếu VEA của Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP. Theo sau là các giao dịch tương tự với giá trị thấp hơn như MCH (89,8 tỷ đồng), BSR (37,1 tỷ đồng), ACV (29,4 tỷ đồng) và QNS (20,4 tỷ đồng).

Ở phía đối diện, khối ngoại mua ròng 8,4 tỷ đồng ở cổ phiếu DDV. Cùng chiều, giao dịch giải ngân còn được chứng kiến ở các mã GHC (6,1 tỷ đồng), VNB (3,4 tỷ đồng), OIL (1,8 tỷ đồng) và VGG (1,5 tỷ đồng).

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Thu Thảo

'Đóng khung' lạm phát
Chúng ta không thể yêu cầu một mức tăng trưởng cao và lạm phát thấp trong bối cảnh nguồn lực khan hiếm cũng như các yếu tố vĩ mô quốc tế đang chưa thực sự tốt như hiện nay. Giữ lạm phát ở một mức hợp lý với "cơ địa" của kinh tế hiện nay là phù hợp, nhưng các chính sách cần mang tính đón đầu và phòng bị cho các kịch bản có thể xảy ra trong tương lai.