|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

[Infographic] Cán cân Mỹ - Trung sau một năm đại dịch càn quét

20:59 | 12/02/2021
Chia sẻ
Trung Quốc là nước đầu tiên bùng phát và cũng là quốc gia đầu tiên khống chế thành công đại dịch, kinh tế nhanh chóng hồi phục. Ngược lại, Mỹ hiện nay vẫn đang vật lộn trong hố sâu COVID-19. Trung tiến, Mỹ thoái - khoảng cách giữa hai siêu cường ngày càng được rút ngắn.
Cán cân Mỹ - Trung sau một năm đại dịch càn quét - Ảnh 1.

Tính đến ngày 12/2/2021: Trung Quốc có tổng cộng 100.527 ca dương tính, 4.827 ca tử vong. Dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, chỉ còn một số cụm dịch lẻ tẻ.

Mỹ đã ghi nhận tổng cộng 27,4 triệu người dương tính, trên 475.000 ca tử vong. Dịch vẫn lây lan nhanh, mỗi ngày có trên 100.000 ca nhiễm mới.

Cán cân Mỹ - Trung sau một năm đại dịch càn quét - Ảnh 2.

Phân bố các ổ dịch trên lãnh thổ Trung Quốc và Mỹ đầu tháng 2/2021. (Nguồn: Đại học Johns Hopkins).

(Kéo sang hai bên để so sánh hai quốc gia)

Cán cân Mỹ - Trung sau một năm đại dịch càn quét - Ảnh 4.

Tính đến ngày 2/2/2021, Trung Quốc có hai loại vắc xin do hai công ty Sinovac và Sinopharm sản xuất, đã tiêm tổng cộng 24 triệu liều, tương đương 1,7 liều/100 dân.

Mỹ sử dụng hai loại vắc xin do Moderna và liên doanh Pfizer - BioNTech bào chế, đã tiêm tổng cộng 32,8 triệu liều, tương ứng 10 liều/100 triệu dân.

Cán cân Mỹ - Trung sau một năm đại dịch càn quét - Ảnh 5.

Nguồn: ourworldindata.org.

Cán cân Mỹ - Trung sau một năm đại dịch càn quét - Ảnh 6.

Kinh tế Trung Quốc sụt giảm trong quý I khi đại dịch hoành hành, hồi phục lại trong ba quý sau đó khi COVID-19 đã được kiểm soát.

Kinh tế Mỹ tăng nhẹ trong quý đầu năm khi đại dịch chưa lan rộng và cắm đầu lao dốc trong 9 tháng còn lại. Hiện nay COVID-19 vẫn chưa được kiểm soát tại Mỹ và do vậy hoạt động kinh doanh vẫn còn gặp nhiều hạn chế vì phong tỏa và giãn cách.

Tính chung cả năm 2020, GDP Trung Quốc tăng trưởng 2,3% đạt quy mô 14.700 tỷ USD còn của Mỹ giảm 2,5% còn 20.930 tỷ USD.

Cán cân Mỹ - Trung sau một năm đại dịch càn quét - Ảnh 7.

Nguồn: Cục Phân tích Kinh tế Mỹ, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc.

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) của Anh dự báo đến năm 2028, GDP Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để dẫn đầu thế giới. Nếu điều chỉnh theo ngang giá sức mua (PPP), GDP của Trung Quốc đã vượt Mỹ từ năm 2014.

Cán cân Mỹ - Trung sau một năm đại dịch càn quét - Ảnh 8.

Nguồn: CEBR.

Báo cáo của CEBR dự đoán nền kinh tế Mỹ sẽ "hồi phục mạnh mẽ hậu đại dịch trong năm 2021" nhưng đà tăng sẽ chậm lại còn 1,9%/năm trong giai đoạn 2022 – 2024, sau đó chỉ còn 1,6%/năm trong giai đoạn sau đó.

Ngược lại, GDP của Trung Quốc được kỳ vọng tăng trưởng 5,7%/năm cho tới 2025 và 4,5% trong giai đoạn 2026 – 2030.

Tỷ trọng của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu đã tăng từ vỏn vẹn 3,6% năm 2000 lên 17,8% hiện nay. CEBR dự báo Trung Quốc sẽ trở thành "quốc gia thu nhập cao" trong năm 2023.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) cho biết nhiều người dân Trung Quốc tỏ ra cảnh giác khi thấy truyền thông phương Tây tung hô thành tích kinh tế của đất nước tỷ dân và cho rằng đây là một lối suy nghĩ tích cực. "Sớm muộn gì GDP của Trung Quốc cũng sẽ vượt Mỹ, tương tự như việc Ấn Độ nhất định sẽ vượt Nhật Bản trong khoảng 10 năm nữa. Đây là xu thế của thời đại", tờ Thời báo Hoàn Cầu của nhà nước Trung Quốc nói.

Theo tờ báo này, dự báo của CEBR (một tổ chức nghiên cứu của Anh) dường như có hàm ý kích động Mỹ và phương Tây coi Trung Quốc là một mối đe dọa đang lớn dần và đưa ra biện pháp đối phó.

Nếu xét theo GDP bình quân đầu người, Trung Quốc còn kém Mỹ rất xa. Dân số Trung Quốc lớn hơn Mỹ khoảng 4 lần và GDP bình quân đầu người của Trung Quốc năm 2020 đạt khoảng 11.000 USD, trong khi của Mỹ là khoảng 63.200 USD.

Cán cân Mỹ - Trung sau một năm đại dịch càn quét - Ảnh 9.

Nguồn: World Bank, OECD.

Cán cân Mỹ - Trung sau một năm đại dịch càn quét - Ảnh 10.

Theo số liệu thống kê chính thức, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất mà Trung Quốc ghi nhận trong đại dịch là 6,2% vào tháng 2/2020. Đỉnh thất nghiệp của Mỹ là tháng 4/2020 với tỷ lệ 14,7%. Đến tháng 12, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ là 6,7%, cao hơn đáng kể con số 5,2% của đất nước tỷ dân.

Cán cân Mỹ - Trung sau một năm đại dịch càn quét - Ảnh 11.

Cán cân Mỹ - Trung sau một năm đại dịch càn quét - Ảnh 12.

Tổng 11 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Mỹ sang Trung Quốc là 110 tỷ USD, tăng 3,4% so với cả năm 2019; Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ 394 tỷ USD, bằng 87% cả năm trước.

Trong 11 tháng, Mỹ thâm hụt thương mại hàng hóa 284 tỷ USD với Trung Quốc, thấp hơn đáng kể mức thâm hụt 345 tỷ và 419 tỷ USD lần lượt của hai năm 2019 và 2018.

Cán cân Mỹ - Trung sau một năm đại dịch càn quét - Ảnh 13.

Tuy nhập siêu của Mỹ với Trung Quốc đã giảm mạnh nhưng cuộc chiến thương mại mà Tổng thống Donald Trump phát động đã không mang lại hiệu quả như mong đợi. Theo thống kê của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE), trong năm 2020, Trung Quốc cam kết nhập khẩu 173 tỷ USD hàng hóa Mỹ nhưng con số thực tế chỉ đạt khoảng 110 tỷ USD.

Cán cân Mỹ - Trung sau một năm đại dịch càn quét - Ảnh 14.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục, thể hiện qua chỉ số Shanghai Composite, chỉ giảm khoảng 10% trong đại dịch. Thị trường chứng khoán Mỹ, thể hiện qua Dow Jones và S&P 500, lao dốc khoảng 30%.

Tính đến đầu tháng 2/2021, các chỉ số đều đang tăng khoảng 7 - 18,4% so với đầu năm 2020.

Cán cân Mỹ - Trung sau một năm đại dịch càn quét - Ảnh 15.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Nội dung: Đức Quyền - Đồ họa: Alex Chu

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.