[Infographic] 20 vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất nước Mỹ
Mới đây nhất, Ngân hàng Silicon Valley Bank đã sụp đổ với tốc độ chóng mặt. Ngay sau đó, hai ngân hàng khác cũng đóng cửa.
Một trong số đó là Signature Bank, vụ sụp đổ ngân hàng gây thiệt hại lớn thứ hai của nước Mỹ. Cái tên còn lại là Silvergate Capital, ngân hàng đã tuyên bố sẽ đóng hoạt động vận hành và trả lại tài sản cho những người gửi tiền. Ngân hàng này có nhiều tiếp xúc với lĩnh vực tiền điện tử.
Trong khi các biện pháp khẩn cấp đã được các cơ quan quản lý ngân hàng Mỹ thực hiện để ngăn chặn rủi ro lây lan, nhiều người vẫn đặt ra câu hỏi về việc điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Với dữ liệu từ Công ty Bảo hiểm Kí thác Liên bang Mỹ (FDIC), hình ảnh dưới đây đã thể hiện hơn 500 vụ phá sản ngân hàng kể từ năm 2001.
Top 20 vụ phá sản ngân hàng lớn nhất kể từ năm 2001
Lần gần nhất một ngân hàng lớn sụp đổ đã kéo theo nhiều ngân hàng cũng tuyên bố dừng hoạt động.
Sau khi các ngân hàng báo cáo những khoản thua lỗ nhiều tỷ USD từ các khoản cho vay thế chấp dưới chuẩn vào cuối năm 2007, tâm lý thị trường bắt đầu thay đổi. Khi các khoản thua lỗ tăng vọt vào năm 2008, nó gây ra tác động lớn đối với các ngân hàng bóng tối" (Shadow Bank). Đây là các tổ chức không được quản lý như ngân hàng nhưng thực hiện các chức năng tương tự.
Các ngân hàng Mỹ sụp đổ gần đây chủ yếu nắm giữ nhiều trái phiếu làm tài sản đảm bảo. Trái phiếu này giảm giá trị trong bối cảnh lãi suất tăng. Bên cạnh đó, các tệp khách hàng của nhóm ngân hàng này không quá đa dạng, từ đó chúng không có mức độ phân tán rủi ro cần thiết.
Ví dụ, Silicon Valley Bank phục vụ chủ yếu nhóm khách hàng là các startup công nghệ, trong khi đó Silvergate Capital làm việc với các công ty tiền mã hoá với mức độ rủi ro cao.