|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Các nhà đầu tư giỏi 'săn' kỳ lân nhất thế giới, bất ngờ SoftBank chỉ đứng ở vị trí thứ hai

07:50 | 25/08/2021
Chia sẻ
Tiger Global hiện đang có tới hơn 120 kỳ lân trong danh mục đầu tư của mình, 66% trong số đó đầu tư ở giai đoạn sớm.

Theo CB Insights, thế giới hiện đang có khoảng 728 kỳ lân, tức là các startup có định giá từ 1 tỷ USD trở lên. Trong suốt những năm trở lại đây, có khoảng trên 3.600 nhà đầu tu đã hỗ trợ tài chính cho các startup kỳ lân này.

Mặc dù phần lớn các nhà đầu tư (67%) chỉ đầu tư vào duy nhất một kỳ lân có những nhà đầu tư đã tham gia đầu tư vào tới 10, 20 và thậm chí trên 100 công ty khởi nghiệp định giá hơn 1 tỷ USD.

Điểm danh các nhà đầu tư giỏi 'săn' startup kỳ lân nhất thế giới - Ảnh 1.

(Nguồn: CB Insights, Việt hoá: Thái Sơn).

Tính đến thời điểm quý 2/2021, Tiger Global Management là quỹ đầu tư có nhiều startup kỳ lân trong danh mục đầu tư nhất với hơn 120 kỳ lân rót vốn. Đứng ở vị trí thứ hai là ông lớn Nhật Bản SoftBank với 77 kỳ lân và đứng thứ ba là Coatue Management với 61 kỳ lân. Có hơn 350 nhà đầu tư tổ chức có ít nhất 5 kỳ lân trong danh mục đầu tư của mình.

Trong số các startup kỳ lân, Instacart là startup được nhiều nhà đầu tư có tên trong danh sách top 10 nhà đầu tư "mát tay" nhất với các kỳ lân. Cụ thể, Instacart được tới 6 nhà đầu tư trong top 10 rót vốn, bao gồm Tiger Global Management, Coatue Management, Sequoia Capital, Andreessen Horowitz, DST Global, và Fidelity Investments.

Ứng dụng giao đồ tươi sống này gia nhập câu lạc bộ kỳ lân với định giá 2 tỷ USD vào năm 2014. Gần đây nhất, định giá của nó vươn lên mốc 39 tỷ USD vào tháng 3/2021.

Stripe được 5 trong số top 10 nhà đầu tư rót vốn, trong khi đó ByteDance (định giá 140 tỷ USD, hiện là startup giá trị nhất thế giới), Checkout.com, Chehaoduo, Databricks, Fanatics và Nubank nhận đầu tư từ 4 nhà đầu tư trong top 10.

Điểm danh các nhà đầu tư giỏi 'săn' startup kỳ lân nhất thế giới - Ảnh 2.

(Nguồn: CB Insights, Việt hoá: Thái Sơn).

Một phần lớn các startup có trụ sở tại Mỹ và Trung Quốc. Trong danh mục đầu tư của top 10 nhà đầu tư kỳ lân, đa số các công ty có trụ sở tại Mỹ, xếp sau đó là Trung Quốc. Các nhà đầu tư Trung Quốc có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào các startup Trung Quốc. Tương tự, các nhà đầu tư Mỹ cũng ưu ái các startup "quê nhà" hơn.

Tất cả các nhà đầu tư Mỹ trong top 10 đều có tối thiểu một nửa danh mục của mình là các startup Mỹ. Sequoia Capital China có danh mục startup kỳ lân Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục đầu tư (79%). Trong khi đó, SoftBank đầu tư nhiều nhất vào các kỳ lân bên ngoài Mỹ và Trung Quốc (47%).

Một trong những cách tốt nhất để đánh giá mức độ hiệu quả của danh mục đầu tư kỳ lân là xem xét tỷ lệ các khoản đầu tư vào kỳ lân được thực hiện ở giai đoạn đầu, tức là các nhà đầu tư phải đầu tư số tiền nhỏ hơn cho cổ phần lớn hơn.

Trong số top 10 nhà đầu tư kỳ lân, Accel dẫn đầu về mức độ hiệu quả đầu tư khi 51% các công ty kỳ lân được đầu tư ở giai đoạn sớm (vòng seed hoặc Series A). Trong khi đó Andreessen Horowitz đứng ở vị trí số 2 (37%) và Sequoia Capital China đứng ở vị trí số 3 (36%).

Điểm danh các nhà đầu tư giỏi 'săn' startup kỳ lân nhất thế giới - Ảnh 3.

(Nguồn: CB Insights, Việt hoá: Thái Sơn).

Tính đến thời điểm quý II/2021, ByteDance, công ty mẹ của ứng dụng video ngắn đình đám TikTok. Sau một vòng đầu tư của Tiger Global Management hồi tháng 3 năm nay, ByteDance đang có định giá trên 140 tỷ USD.

4 startup còn lại có mặt trong top 5 startup kỳ lân lớn nhất là công ty xử lý thanh toán Stripe (95 tỷ USD), công ty sản xuất hàng không vũ trụ SpaceX (74 tỷ USD), công ty gọi xe Didi Chuxing (62 tỷ) và nền tảng thanh toán trực tuyến Klarna (45,6 tỷ USD).

Điểm danh các nhà đầu tư giỏi 'săn' startup kỳ lân nhất thế giới - Ảnh 4.

(Nguồn: CB Insights, Việt hoá: Thái Sơn).

Công nghệ tài chính (fintech) là nhóm ngành chiếm tỷ lệ cao nhất trong danh sách startup kỳ lân với tỷ trọng 17%. Theo sau là lĩnh vực dịch vụ và phần mềm Internet (16%), thương mại điện tử và B2C (12%) và trí tuệ nhân tạo (8%).

Startup giá trị nhất ở mảng fintech là Stripe với định giá 95 tỷ USD, tại thời điểm tháng 3/2021. Ở mảng dịch vụ và phần mềm Internet, startup dẫn đầu là công cụ làm việc nhóm trực tuyến Canva (15 tỷ USD tại thời điểm tháng 4/2021).

Ở mảng thương mại điện tử, sàn thương mại điện tử thời trang nhanh SHEIN chiếm vị trí dẫn đầu với định giá 15 tỷ USD tại thời điểm tháng 8/2020. ByteDance (định giá 140 tỷ USD tại thời điểm tháng 3/2020) dẫn đầu mảng trí tuệ nhân tạo.

Như vậy, ByteDance hiện tại là startup duy nhất đang được coi là một "hectocorn", tức một startup có định giá từ trên 100 tỷ USD trở lên. Dù vậy, Stripe cũng đang vươn tới cột mốc định giá ấn tượng này. 

4% trong tổng số kỳ lân có định giá từ 10 tỷ USD trở lên. Trong khi đó, 25% trong tổng số công ty đang có mặt trong danh sách "câu lạc bộ kỳ lân" có định giá đúng 1 tỷ USD.

Xét về quốc gia hoạt động, Mỹ đang là quốc gia có nhiều kỳ lân nhất khi chiếm tỷ trọng tới 51%. Trung Quốc, Ấn Độ và Anh lần lượt có ba vị trí tiếp theo với tỷ trọng 20%, 5% và 4%. Tính đến thời điểm tháng 6, năm 2021 đã ghi nhận thêm 221 startup "kì lân" mới. Theo dự đoán của CB Insights, tới cuối năm nay, số lượng startup kỳ lân có thể sẽ chạm mốc 1.000.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Nam Khánh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.