|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Sau 24 tháng hoàn thành tái cấu trúc WinCommerce, Masan tiếp tục phiêu lưu với những chiến lược mới

08:52 | 06/05/2022
Chia sẻ
Chưa thỏa mãn với 'tiền lẻ' thu từ WinMart, Masan chơi lớn trong công nghệ bán lẻ, muốn có 100 triệu khách hàng qua AI và Big Data.

Hoàn thành chiến lược tái cấu trúc WinCommerce

Nhìn lại chặng đường 2 năm về tay Masan có thể thấy hiện tạiWinCommerce (WCM) đã hoành thành chiến lược tái cấu trúc của mình như những gì lãnh đạo tập đoàn kỳ vọng. Trong đó, ở giai đoạn đầu,Masan tập trung tái cấu trúc toàn diện, cải thiện hiệu quả hoạt động của WinMart/WinMart+ bằng cách đóng bớt các điểm bán, đàm phán với nhà cung cấp,...

Chiến lược này đã mang về “trái ngọt” khi EBITDA của WCM được cải thiện liên tục trong cả năm 2021, giúp công ty đạt lợi nhuận dương trong nửa cuối năm 2021. Từ một chuỗi bán lẻ lỗ gần 20.000 tỷ trong 5 năm dưới thời chủ cũ, Masan đã giảm  khoản lỗ của WinCommerce chỉ còn 1.400 tỷ đồng trong năm 2021.

Năm 2021, Masan tiếp tục mở mới 387 cửa hàng WinMart/WinMart+. Công ty kỳ vọng quy mô chuỗi sẽ đạt hơn 4.000 cửa hàng và 170 siêu thị trong năm 2022. 

Ngoài ra,WinCommerce cũng thử nghiệm thành công mô hình bán lẻ mini-mall tích hợp đa tiện ích. Trong đó, tại một điểm bán của WinMart/WinMart+, khách hàng có thể mua đồ uống Phúc Long, thực hiện các dịch vụ tài chính Techcombank, viễn thông Mobicast,...

Đồng thời, tập đoàn này cũng đẩy mạnh tích hợp bán lẻ offline to online (O2O), mang đến trải nghiệm mua sắm vượt trội cho khách hàng xuyên suốt từ trực tiếp đến trực tuyến. Theo giới chuyên gia, mini-mall và O2O là quân át chủ bài của Masan trong mục tiêu xây dựng nền tảng tiêu dùng - bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Mới nhất, theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2022 được doanh nghiệp công bố gần đây, WinCommerce đạt doanh thu thuần 7.297 tỷ đồng với 109 cửa hàng được mở mới. Lãi trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) của WinCommerce đạt 164 tỷ đồng, tương đương biên EBITDA 2,2%, tăng 40 điểm cơ bản so với cùng kỳ. 

 

Tình hình kinh doanh của WinCommerce qua các quý. (Nguồn: MSN - Doanh Chính tổng hợp).

Mở rộng hệ sinh thái 4.0, mục tiêu phục vụ 100 triệu người tiêu dùng

Trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, ông Danny Lê, Tổng giám đốc Tập đoàn Masan đã làm rõ chiến lược của Masan để xây dựng mạng lưới “Point of Life” (POL) với những điểm chính như: Tái định hình xu hướng tiêu dùng của người Việt (B2C) trong giai đoạn 2021 – 2022, tiến đến thay đổi cách doanh nghiệp nội địa vận hành (B2B) giai đoạn 2023 – 2024, từ đó kiến tạo hệ sinh thái B2B2C vào năm 2024 trở đi.

Hệ sinh thái Tiêu dùng – Công nghệ POL là hệ sinh thái số offline-to-online bao gồm 3 thành phần chính: Các sản phẩm dịch vụ mà Masan cung cấp cho người tiêu dùng và đối tác; hạ tầng thương mại kết nối tất cả các bên trong hệ sinh thái; nền tảng công nghệ, năng lực phân tích dữ liệu thông qua Trí tuệ nhân tạo (AI) và Máy học (ML) cũng như con người và tổ chức của Masan.

Để hỗ trợ cho quá trình xây dựng hệ sinh thái này, Masan đã công bố khoản đầu tư trị giá 65 triệu USD nhằm mua lại 25% cổ phần CTCP Trusting Social. Đây là đơn vị cung cấp hồ sơ rủi ro tín dụng lớn nhất ở châu Á, bao gồm hơn 1 tỷ người dùng trên khắp Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và Philippines.

Trusting Social có khả năng về AI (trí tuệ nhân tạo) và Big Data (dữ liệu lớn). Công ty có thể xử lý khoảng 120 tỷ hồ sơ mỗi tuần, cung cấp công nghệ AI trên quy mô cho 1 tỷ người dùng, có đội ngũ nhân lực gồm hơn 20 tiến sĩ và hơn 80 thạc sĩ khoa học.

Masan đầu tư vào Trusting Social. (Ảnh: ĐHĐCĐ thường niên Masan 2022).

CEO Masan Danny Lê cho biết thỏa thuận hợp tác với Trusting Social cũng sẽ giúp Masan phát triển một nền tảng công nghệ đột phá tương tự để phục vụ 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam. Cùng với nhau, Masan sẽ sẽ đưa dịch vụ đánh giá tín dụng của Trusting Social trở thành một giải pháp tiêu dùng toàn diện.

Năm ngoái, Masan cũng hoàn tất thâu tómMobicast - đơn vị sở hữu mạng di động ảoReddi, nhằm triển khai các gói cước data, thanh toán điện tử,... mở rộng tệp khách hàng, tạo ra hệ sinh thái tích hợp xuyên suốt từ offline đến online.

Kinh nghiệm từ Walmart 

Những bước đi này cho thấy Masan đang dần tách khỏi hệ sinh thái bán lẻ truyền thống để vươn mình trở thành một đơn vị mới, áp dụng công nghệ nhiều hơn. Thực tế, Masan không phải đơn vị đầu tiên trên thế giới thực hiện những thay đổi này.

Trong hai năm qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, thương mại điện tử đang dần lên ngôi. Vì vậy, một số nhà bán lẻ lớn trên thế giới cũng thực hiện những thay đổi nhằm phù hợp với bối cảnh kinh doanh, tiêu biểu có thể kể đến Walmart, một trong những tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới.

 Walmart cũng là một nhà bán lẻ đã tích hợp thêm công nghệ trong hai năm đại dịch. (Ảnh: CNBC).

Gã khổng lồ đến từ nước Mỹ được biết tới là một trong những doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu thế giới, có mặt trong danh sách Fortune 500, nhưng cũng chịu ảnh hưởng đáng kể bởi dịch bệnh COVID-19.

Năm 2021, Walmart đã bị Amazon vượt qua để trở thành nhà bán lẻ lớn nhất thế giới bên ngoài Trung Quốc. Đây được xem là một cột mốc quan trọng cho thấy khách hàng đang chuyển dịch từ thói quen mua sắm truyền thống sang mua sắm trực tuyến, The New York Times đưa tin.

Để không bị tụt lại quá xa trong cuộc chơi với Amazon, Walmart cũng đã thúc đẩy đầu tư vào công nghệ cũng như thương mại điện tử. Chẳng hạn, ông John Furner, Chủ tịch kiêm CEO Walmart đã công bố sẽ đầu tư vào công ty con sản xuất ô tô tự lái Cruise của gã khổng lồ General Motors.

Cruise và Walmart bắt đầu thử nghiệm phương tiện giao hàng tự lái tại Scottsdale, bang Arizona vào tháng 11/2020. Thời điểm đó, Walmart cho hay lựa chọn Cruise vì công ty có thể giúp họ đạt được mục tiêu phát thải trung tính vào năm 2040, với miêu tả công ty con của GM là “công ty ô tô tự lái duy nhất vận hành toàn bộ đội xe chạy bằng điện với 10% năng lượng tái tạo”.

Bên cạnh đó, Walmart cũng nối gót Amazon, cho phép người tiêu dùng thanh toán bằng tiền ảo. Walmart đang tìm kiếm một "nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa", với ít nhất 10 năm kinh nghiệm quản lý sản phẩm hoặc công nghệ để phát triển chiến lược blockchain của họ, Bloomberg đưa tin.

Ngay tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 của Masan, CEO Danny Lê cũng lấy chính Walmart làm ví dụ cụ thể. “Walmart, tập đoàn bán lẻ hàng đầu nước Mỹ đã đầu tư mạnh mẽ vào việc phát triển nền tảng AI và ML để trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong việc đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng hàng ngày trên cả nền tảng online và offline.

Thỏa thuận hợp tác với Trusting Social cũng sẽ giúp Masan phát triển một nền tảng công nghệ đột phá tương tự để phục vụ 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam. Cùng với nhau, chúng tôi sẽ sẽ đưa dịch vụ đánh giá tín dụng của Trusting Social trở thành một giải pháp tiêu dùng toàn diện”, CEO Danny Lê chia sẻ.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Quốc Anh

Talkshow ‘Xu hướng đầu tư bất động sản 2025: Cơ hội nào trong chu kỳ mới?’
Những thông tin cập nhật bối cảnh thị trường, dự báo xu hướng dòng tiền vào bất động sản... sẽ được đưa ra thảo luận tại Talkshow ‘Xu hướng đầu tư bất động sản 2025: Cơ hội nào trong chu kỳ mới?’ phát sóng vào 14h30 ngày 30/10.