|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Tết đến rồi nhưng phải tiết kiệm thôi

08:24 | 01/02/2024
Chia sẻ
Sức mua yếu, người dân thắt chặt chi tiêu là cảm nhận chung trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Ở khối doanh nghiệp, số liệu cho thấy 53.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, mức cao trong nhiều năm trở lại đây.

Đường phố Hà Nội đông đúc hơn những ngày trước Tết. (Ảnh: Hoàng Huy).

Người dân thắt chặt hầu bao

Cảnh tắc đường trên các tuyến phố những ngày cuối tháng 1 không chỉ vào giờ cao điểm là một trong những "chỉ báo" cho thấy Tết đang đến gần. Tuy nhiên, không khí Tết của năm nay không còn được như trước.

“Kinh tế khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu...Giá để rẻ hơn để khách còn mua chứ không ế quá”, tiểu thương một khu chợ dân sinh ở Hà Nội chia sẻ với người viết.

Tại nhiều shop quần áo thời trang, các biển giảm giá tới 70% - 80% được giăng đầy nhưng lượng khách tới mua hàng vẫn khá thưa thớt. Nhiều shop bán quần áo online tung chương trình giảm giá mạnh cuối năm nhưng không chỉ áp dụng với những mẫu cũ, có nơi giảm tới 50% cho cả những mẫu mới ra nhằm thu hút khách hàng. Tuy vậy, lượng tương tác của người mua vẫn ở mức thấp, không như những năm trước đây. 

“Trước shop chạy quảng cáo 350 triệu sẽ ra doanh số 1 tỷ đồng, nhưng giờ doanh số giảm một nửa, như vậy nghĩa là lỗ nặng vì còn nhiều chi phí khác”, chị Linh - một chủ shop quần áo online ở Hà Nội cho hay.

Tình trạng này không chỉ xảy ra tại các cửa hàng thời trang, các chuỗi siêu thị điện máy lớn, mặt hàng thường được người dân mạnh tay chi tiêu trong dịp cuối năm, cũng đang gặp phải tình trạng "đìu hiu" ngay cả khi kỳ nghỉ Tết đang tới gần.

"Năm nay tiêu chí mua hàng của tôi là tiết kiệm, lựa chọn mẫu ti vi có giá tiền vừa phải, không quan trọng là mẫu mã mới hay cũ, đời cao hay đời thấp. Tết đến rồi nhưng phải tiết kiệm thôi", chị Thu chia sẻ khi đang chọn mua ti vi tại một trung tâm điện máy tầm trung tại Hà Nội.

Sức mua yếu, người dân thắt chặt chi tiêu là cảm nhận chung trong bối cảnh kinh tế khó khăn. “Sắp Tết rồi mà chưa thấy không khí lắm”, đó là cảm nhận của nhiều người trong những ngày này.

Nhiều nhân viên doanh nghiệp, cán bộ ngân hàng đều cho biết đang mong chờ thưởng Tết để đi sắm sửa, mặc dù biết rằng năm nay sẽ chẳng được như trước kia.“Khi nào có thưởng Tết mới thấy Tết”, một nhân viên văn phòng chia sẻ.

Nhìn từ góc độ vĩ mô hơn, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tăng trưởng tiêu dùng cuối cùng và đầu tư tư nhân (năm 2023) đều đang ở ngưỡng thấp nhất trong nhiều năm cho thấy người dân đang thắt chặt hầu bao, có tâm lý thận trọng cả trong chi tiêu và đầu tư. 

Tiêu dùng cuối cùng tăng rất thấp trong năm 2023 cho thấy người dân đang tiết kiệm, tiêu dùng thông minh hơn và thận trọng hơn. 

 Đầu tư tư nhân cũng thấp nhất trong nhiều năm.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ tăng 9,6%, là mức rất thấp so với mức 20% năm 2022. Báo cáo của công ty kiểm toán PwC về thói quen tiêu dùng tại Việt Nam năm 2023 cũng ghi nhận 62% người kháo sát cho biết đã buộc phải cắt giảm những khoản chi tiêu chưa cần thiết.

 Người dân mua sắm Tết. (Ảnh: Người lao động).

 

Bên cạnh chi tiêu, người dân và cả các doanh nghiệp cũng tỏ ra thận trọng hơn trong quá trình đầu tư khi nền kinh tế đang trong trạng thái khó dự báo. Tiền gửi ngân hàng đã trở thành một trong những kênh đầu tư ưa thích của họ nhằm hạn chế rủi ro và sẵn sàng cho các cơ hội đầu tư mới trong năm 2024.

Tính đến cuối năm 2023, tiền gửi của người dân và doanh nghiệp tại các ngân hàng tăng 14% so với năm 2022 đạt hơn 13,5 triệu tỷ đồng, là mức cao nhất từ trước đến nay. 

Cuối năm 2023, có hơn 13,5 triệu tỷ đồng nhàn rỗi của người dân và doanh nghiệp gửi tại ngân hàng.

Một năm kinh tế buồn với các doanh nghiệp 

Tình hình kinh doanh năm 2023 được nhiều chủ doanh nghiệp nhận định là một năm kinh tế buồn. Báo cáo mới đây của Tổng cục Thống kê cho biết trong tháng 1/2024, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 53.900 doanh nghiệp, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước. Thống kê từ tháng 1/2022, đây là mức cao nhất.

Xét riêng tháng 1 giai đoạn từ 2015 khi cơ quan thống kê bắt đầu công bố chi tiết tình hình đăng ký doanh nghiệp, 53.900 doanh nghiệp rời thị trường cũng là con số cao kỷ lục.

 

 

Những kết quả kinh doanh trên báo cáo tài chính các doanh nghiệp cũng thể hiện phần nào những gì đang diễn ra trong nền kinh tế. Sự phân hoá trong các doanh nghiệp trong các nhóm ngành khác nhau và giữa các doanh nghiệp trong ngành cũng cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt và khó khăn trên thị trường hiện nay.

Lợi nhuận của doanh nghiệp bán lẻ thực sự đã chạm đáy trong nửa đầu năm 2023. "Chúng tôi kỳ vọng doanh thu của doanh nghiệp bán lẻ điện thoại & điện máy sẽ phục hồi 5% so với cùng kỳ trong năm 2024 sau khi giảm mạnh khoảng 20%-25% trong năm 2023", các chuyên gia của Chứng khoán SSI nhận định.

Theo SSI, chi tiêu không thiết yếu năm 2023 b nh hưng bi điu kin kinh tế vĩ mô yếu (chi phí vay cao, lm phát cao, xut khu trì tr) và lưng tín dng thp ti các công ty tài chính tiêu dùng. Biên li nhun b thu hp trong năm 2023 do hot đng gim hàng tn kho bi các nhà bán l đin thoi và đin máy, sau đó dn đến cuc chiến giá.

 

Không chỉ ở nhóm bán lẻ, sự khó khăn cũng thể hiện rõ nét ở nhiều ngành hàng từ ngân hàng, bất động sản, sản xuất hàng tiêu dùng,...

"2023 là năm khó khăn với doanh nghiệp dệt may. Có thể nói, các doanh nghiệp đã trải qua cơn bạo bệnh và chưa từng gặp phải trước đây. Hầu hết doanh nghiệp đều phải cắt giảm lao động", ông Trần Như Tùng - Giám đốc Dệt may Thành Công chia sẻ với chúng tôi.

Trong 15 doanh nghiệp ngành dệt may đã công bố báo cáo tài chính, có đến 13 doanh nghiệp có lợi nhuận năm 2023 giảm so với năm trước.Trong 22 doanh nghiệp ngành F&B, có 14 doanh nghiệp có tăng trưởng lợi nhuận năm âm so với cùng kỳ.

Theo nhận định của giới chuyên gia, môi trưng kinh tế vĩ mô có th vn còn nhiu thách thc trong năm 2024 nhưng mt s khó khăn s gim bt so vi năm 2023, t đó h tr phc hi tiêu dùng. Cụ thể, lãi sut đã gim đáng k, lãi sut vay thp hơn giúp gim áp lc tr n vay mua nhà, tăng thu nhp kh dng và gián tiếp h tr tiêu dùng.

Cùng với đó, xut khu được dự báo s phc hi 10% so với cùng kỳ trong năm 2024, giúp th trưng lao đng phc hi. Tuy nhiên, xut khu ca các ngành s dng nhiu lao đng như thy sn, g, dt may d kiến s ly li đà tăng trưng vi tc đ chm hơn so vi các ngành khác (đin t và du lch).

Trong khi đó, lạm phát có thể vẫn là thách thức (3,8% vào năm 2024 so với 3,5% vào năm 2023) do học phí, viện phí và giá điện có thể tăng. Do đó, sự phục hồi trong tiêu dùng không thiết yếu có thể sẽ khá chậm, bất chấp môi trường lãi suất thấp và triển vọng xuất khẩu tốt hơn vào năm 2024.

Anh Đào