|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

[Photostory] Được phép mở cửa từ 7/9, Phố Bùi Viện vẫn đìu hiu vắng khách

19:00 | 11/09/2020
Chia sẻ
Sau hơn một tháng tạm dừng hoạt động, giờ đây các quán bar, vũ trường đã lên đèn hòa lẫn trong âm thanh xập xình của tiếng nhạc. Dù đã thay đổi mô hình hoạt động để phù hợp với khách nội địa hơn nhưng số lượng khách ghé quán vẫn khá ít ỏi.

Sau hơn một tháng tạm đóng cửa từ ngày 31/7, các quán bar, vũ trường được phép hoạt động trở lại từ 18h ngày 7/9, nhưng phải tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, đảm bảo vệ sinh khử khuẩn, trang bị dung dịch sát khuẩn, nhân viên tuân thủ các điều kiện phòng hộ theo hướng dẫn ngành y tế,...

Phố Bùi Viện được biết đến là con phố sầm uất nhất Sài Gòn với nhiều hoạt động giải trí xuyên đêm từ quán bar, club, vũ trường...

Nhưng kể từ ngày 31/7, TP HCM cấm các hoạt động tụ tập đông người khiến các hộ kinh doanh ở đây chưa kịp hồi phục lại trở nên lao đao vì làn sóng dịch COVID-19 bùng phát trở lại.

Việc UBND TP HCM cho phép mở cửa trở lại khiến những người sống tại khu phố này rất vui mừng. Theo ghi nhận của phóng viên, ngay trong ngày 7/9, các quán bar, vũ trường, karaoke,…trên phố Bùi Viện đã bắt đầu sáng đèn.

[Photostory] Được phép mở cửa từ 7/9, Phố Bùi Viện vẫn đìu hiu vắng khách - Ảnh 1.

Ghi nhận vào một ngày trong tuần lúc 20h, hầu hết các quán xá đều đã lên đèn và mở nhạc xập xình, làm sống động lại cả khu phố sau thời gian dài vắng lặng.

[Photostory] Được phép mở cửa từ 7/9, Phố Bùi Viện vẫn đìu hiu vắng khách - Ảnh 2.

Quán Phố Tây là một trong số những quán bar hút khách của Bùi Viện. Quán còn treo bảng giảm 50% đồ uống, tuy nhiên, có thể thấy, số lượng nhân viên còn đông hơn cả khách.

[Photostory] Được phép mở cửa từ 7/9, Phố Bùi Viện vẫn đìu hiu vắng khách - Ảnh 3.

Miss Sài Gòn cũng lên đèn rực rỡ, bày biện bàn ghế nhưng hầu như vẫn không có khách ghé. Các du khách chủ yếu là những bạn trẻ muốn dạo quanh tham quan hơn là dừng chân ngồi quán.

[Photostory] Được phép mở cửa từ 7/9, Phố Bùi Viện vẫn đìu hiu vắng khách - Ảnh 4.

"Ông lớn" vắng khách thì những quán xá ngồi ven đường cũng không khấm khá hơn. Anh N.N.T, là nhân viên của quán Monito chia sẻ, anh là dân tỉnh lên đây làm phục vụ cho quán, tuy nhiên anh buộc phải thôi việc từ hồi tháng 7. Khi nghe tin được đi làm lại, anh đã rất vui mừng.

[Photostory] Được phép mở cửa từ 7/9, Phố Bùi Viện vẫn đìu hiu vắng khách - Ảnh 5.

Anh T chia sẻ thêm, ngày 7/9 thành phố cho mở cửa quán bar lại thì khách có đông nhưng không vào quán, chủ yếu đi bộ tham quan. Những ngày sau đó, quán lại trở về cảnh ế ẩm như hồi đầu dịch.

[Photostory] Được phép mở cửa từ 7/9, Phố Bùi Viện vẫn đìu hiu vắng khách - Ảnh 6.

Một chủ nhà hàng tại đây chia sẻ, doanh thu của quán giảm 70% - 80%, nhưng vì hợp đồng thuê mặt bằng được tính theo năm nên khó để trả mặt bằng. Chủ quán chọn cách chuyển đổi mô hình phục vụ ăn uống, nước giải khát với menu thuần Việt hơn để phục vụ khách nội địa.

[Photostory] Được phép mở cửa từ 7/9, Phố Bùi Viện vẫn đìu hiu vắng khách - Ảnh 7.

Dù đã được phép mở lại nhưng hai quán kinh doanh trong hình vẫn "đóng cửa cài then". Theo ghi nhận, quán đã tạm dừng thì đầu mùa dịch. Cà phê Cộng, một trong những thương hiệu nổi tiếng cũng chịu cảnh ế ấm tương tự những quán khác trong khu Bùi Viện.

[Photostory] Được phép mở cửa từ 7/9, Phố Bùi Viện vẫn đìu hiu vắng khách - Ảnh 8.

Đâu đó trên phố Bùi Viện vẫn xuất hiện những người nước ngoài nhưng họ ưa thích những quán yên tĩnh với chi phí đồ uống không quá đắt tiền để ngồi nói chuyện hơn.

[Photostory] Được phép mở cửa từ 7/9, Phố Bùi Viện vẫn đìu hiu vắng khách - Ảnh 9.

Những người hàng quán ngồi nói chuyện với nhau để giết thời gian.

[Photostory] Được phép mở cửa từ 7/9, Phố Bùi Viện vẫn đìu hiu vắng khách - Ảnh 10.

Một trong những quán karaoke nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn nằm góc Vòng xoay Nguyễn Thị Minh Khai là Kingdom và Avatar cũng chịu cảnh đìu hiu vắng khách.

Clip: Minh Hằng.

Minh Hằng

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.