|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Formosa, Hòa Phát, Hoa Sen: Những ông lớn đang thống trị thị trường thép

14:42 | 20/09/2020
Chia sẻ
Mỗi phân khúc sản phẩm thép trên thị trường Việt Nam lại do một ông lớn chi phối. Formosa Hà Tĩnh thống trị mảng thép cuộn cán nóng (HRC), Hoa Sen dẫn đầu về tôn mạ và Hòa Phát chiếm ưu thế về thép xây dựng, ống thép.
Những ông lớn nào đang thống trị thị trường thép? - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) bán ra tổng cộng gần 10,7 triệu tấn phôi thép trong 8 tháng đầu năm 2020, tăng 7% so với cùng kì 2019. Trong đó xuất khẩu đạt xấp xỉ 2 triệu tấn, cao gấp 5,5 lần cùng kì.

Những ông lớn nào đang thống trị thị trường thép? - Ảnh 2.

Hai tay chơi dẫn đầu sản lượng phôi thép là Formosa Hà Tĩnh và Hòa Phát.

Gần 74% sản lượng tiêu thụ phôi thép của Formosa được sử dụng trong nội bộ, cụ thể là để sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC). Nhờ vậy mà Formosa cũng là doanh nghiệp dẫn đầu trên thị trường HRC.

Trong khi đó, Hòa Phát sử dụng phôi chủ yếu để sản xuất thép xây dựng và ống thép, thể hiện qua thị phần dẫn đầu ở hai nhóm sản phẩm này. Dự kiến từ cuối tháng 9/2020, Hòa Phát mới bắt đầu cho ra HRC.

Tỉ phú Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát đặt mục tiêu năm 2021, lò cao thứ 4 – cũng là lò cao cuối cùng của Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất sẽ đi vào hoạt động ổn định. Khi đó, sản lượng phôi thép có thể đạt 8 triệu tấn/năm và Hòa Phát sẽ vượt mặt Formosa để trở thành doanh nghiệp thép lớn nhất Việt Nam.

Hiện nay 4/4 lò thổi và 3/4 lò cao của Hòa Phát Dung Quất đã vận hành ổn định.

Những ông lớn nào đang thống trị thị trường thép? - Ảnh 2.

Trong 8 tháng đầu năm nay, Formosa Hà Tĩnh là doanh nghiệp duy nhất tiêu thụ HRC, sản lượng đạt 2,28 triệu tấn, giảm 19,4% so với cùng kì 2019. Trong đó, xuất khẩu đạt 376.640 tấn, giảm 28,4%.

Những ông lớn nào đang thống trị thị trường thép? - Ảnh 4.

Mức giá HRC hiện tại tương đương so với đầu năm 2020. Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) nhận định mức giá này sẽ rất khó khăn cho cả nhà sản xuất HRC trong nước cũng như các doanh nghiệp sản xuất thép dẹt (CRC, tôn mạ, ống thép, v.v) sử dụng HRC làm nguyên liệu sản xuất.

Ở thị trường thép cán nguội (CRC), Posco Việt Nam dẫn đầu khi tiêu thụ hơn 567.000 tấn, chiếm 40% toàn ngành.

Những ông lớn nào đang thống trị thị trường thép? - Ảnh 3.

Các doanh nghiệp thành viên VSA tiêu thụ tổng cộng gần 6,67 triệu tấn thép xây dựng trong 8 tháng đầu năm 2020, giảm 5,8% so với cùng kì năm ngoái.

Trong đó, Hòa Phát bán được hơn 2,13 triệu tấn, tăng 20,3% so với cùng kì năm ngoái và chiếm 32% thị phần toàn ngành. Theo sau là nhóm VNSteel với 16,5%, Vinakyoei 7,5%, Pomina 7,2%, Formosa Hà Tĩnh với 6,3%, …

Những ông lớn nào đang thống trị thị trường thép? - Ảnh 6.

Thị trường tiêu thụ lớn nhất của Hòa Phát là khu vực phía Bắc với sản lượng trên 1 triệu tấn. Miền Nam lần đầu vượt mốc 500.000 tấn sau 8 tháng, miền Trung và xuất khẩu ghi nhận lần lượt gần 302.000 tấn và 311.000 tấn.

Toàn ngành xuất khẩu tổng cộng 907.000 tấn, tiêu thụ ở miền Bắc gần 3,1 triệu tấn, miền Nam 2,1 triệu tấn, còn lại là khu vực miền Trung. Sản lượng tồn kho thời điểm cuối tháng 8 là trên 604.000 tấn.

Với mảng ống thépHòa Phát cũng dẫn đầu với 31,1% thị phần, sản lượng tiêu thụ 8 tháng đạt xấp xỉ 500.000 tấn. Các dòng sản phẩm chủ yếu của Hòa Phát là ống thép tôn mạ kẽm, ống thép cỡ lớn (ⱷ325), ống thép mạ kẽm nhúng nóng, ống thép đen hàn.

Hoa Sen đứng vị trí số 2 với sản lượng trên 266.000 tấn, tương đương thị phần 16,6%. Tiếp đến là Thép Minh Ngọc với thị phần 10,1%.

Sản lượng tiêu thụ toàn ngành đạt trên 1,6 triệu tấn, trong đó 49% là ống thép đen và 51% là ống thép mạ. Xét về khu vực địa lí, miền Bắc vẫn là thị trường quan trọng nhất khi chiếm gần 46% tổng sản lượng tiêu thụ, miền Nam gần 29%, miền Trung 14,5% và xuất khẩu 11,7%.

Tồn kho ống thép toàn ngành thời điểm cuối tháng 8 là hơn 73.000 tấn.

Những ông lớn nào đang thống trị thị trường thép? - Ảnh 7.

Những ông lớn nào đang thống trị thị trường thép? - Ảnh 4.

Sản lượng bán hàng tôn mạ toàn ngành đạt 2,49 triệu tấn trong 8 tháng đầu năm, tăng 2,8% so với cùng kì 2019. Trong đó xuất khẩu đạt 968.000 tấn, tăng 4,7%. Tồn kho toàn ngành tại ngày cuối tháng 8 là 235.234 tấn.

Những ông lớn nào đang thống trị thị trường thép? - Ảnh 9.

Chia theo loại sản phẩm, tôn mạ kẽm chiếm 37,4% tổng sản lượng tiêu thụ, hợp kim Al-Zn chiếm 31,8% và tôn mạ màu chiếm 30,8% còn lại.

Hoa Sen duy trì vị trí đầu ngành với thị phần 31,6%, bỏ xa đối thủ đứng sau là Tôn Đông Á với thị phần 15,8%, Thép Nam Kim đứng thứ 3 với 14,9%.

 - Song Ngọc
Alex Chu
Kinh tế & Tiêu dùng

Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.