|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Mặt bằng nhà phố cho thuê sau một năm COVID-19

18:00 | 10/02/2021
Chia sẻ
Sau một năm đầy sóng gió bởi dịch COVID-19, thị trường nhà phố cho thuê dần ổn định hơn vào quý cuối năm 2020. Tuy nhiên, thị trường vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn, nhiều tòa nhà, mặt bằng đắc địa vẫn bỏ trống...

Trong một năm qua, bán lẻ được coi là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch COVID-19, đặc biệt ở đợt dịch đầu tiên vào quý I/2020.

Trước khi dịch COVID-19 tác động tiêu cực lên thị trường này, nhiều mặt bằng ở trung tâm TP HCM đã bị bỏ trống hàng loạt do giá thuê quá đắt đỏ, khiến người kinh doanh khó trụ nổi trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt.

Vào thời điểm đầu tháng 3, một chủ nhà trên đường Phan Xích Long, quận Bình Thạnh, chia sẻ với người viết: "Giá thuê cả căn hộ ba tầng ở khu vực này 180 triệu đồng/tháng và hợp đồng 5 năm. Với mức giá này, nếu khách thuê để kinh doanh cà phê sẽ 'rất khoai'".

Thật không may, dịch COVID-19 trở thành giọt nước tràn ly, khiến các mặt bằng kinh doanh vốn dĩ đã khó, nay càng khó hơn trong việc tìm người thuê. Số lượng mặt bằng nhà phố được chào thuê ra thị trường ngày càng nhiều nhưng tốc độ lấp đầy lại rất chậm.

Doanh thu của một số nhà hàng tại TP HCM đã giảm đến 50% trong tháng 2/2020 so với các tháng trước đó. Trước thực trạng này, một số khách thuê khác tiếp tục "gồng mình" duy trì kinh doanh, một số khác tạm dừng hoạt động hoặc thương thảo với chủ nhà để giảm giá thuê.

Nhiều chủ nhà giảm giá thuê 10 - 20% so với cuối năm 2019 hoặc linh hoạt cho thuê theo diện tích khách mong muốn, thay vì bắt buộc thuê nguyên căn như trước đó.

Sau nhiều thăng trầm, thị trường nhà phố cho thuê dần ổn định trở lại vào quý cuối năm. Song, nhiều mặt bằng ở trung tâm TP HCM vẫn bỏ trống. Hầu hết đây đều là những tòa nhà sở hữu vị trí đẹp, nhiều mặt tiền đường và nằm trên trục đường trung tâm mua sắm sầm uất.

abc - Ảnh 1.

Trong năm COVID-19 đầu tiên, nhiều mặt bằng trung tâm bỏ trống hầu hết đều là nhà nguyên căn và chủ yếu do giá thuê quá đắt đỏ.

abc - Ảnh 3.

Theo ghi nhận của Savills, rất nhiều chuỗi ăn uống và cửa hàng thời trang tại các vị trí đắc địa có tình hình kinh doanh lao dốc, buộc phải đóng cửa hoặc thu gọn kinh doanh.

abc - Ảnh 4.

Nhằm hỗ trợ cho khách thuê bị ảnh hưởng trong thời gian giãn cách xã hội, hầu hết các chủ thuê đã giảm giá thuê đến 30% trong hai tháng 4 và tháng 5.

abc - Ảnh 6.

Thực tế trong quý III/2020, khách thuê thuộc ngành hàng F&B và thời trang đã có sự thay đổi rõ rệt về diện tích thuê, hoặc do trả mặt bằng hoặc do giảm bớt diện tích thuê để cắt giảm chi phí.

abc - Ảnh 7.

Bà Võ Khánh Trang, Trưởng bộ phận Nghiên cứu, Savills Việt Nam, chia sẻ: "Một số cung đường thương mại lớn cũng rất khó cho thuê, khó khăn có thể đến từ một số chủ nhà vẫn rất lạc quan vào đà hồi phục của thị trường và không có ý định giảm giá chào thuê".

abc - Ảnh 9.

Thế Giới Di Động, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ với hệ thống cửa hàng phủ khắp cả nước, cũng chịu nhiều sức ép từ chi phí thuê mặt bằng trong bối cảnh dịch COVID-19. Hồi đầu tháng 4, doanh nghiệp đã gửi công văn đến các đối tác để đề nghị điều chỉnh, miễn giảm chi phí thuê mặt bằng.

Sau giai đoạn giãn cánh xã hội, vào khoảng cuối tháng 7, thị trường ghi nhận thực trạng trả mặt bằng hàng loạt tại các khu phố vốn rất sầm uất và cao cấp của thành phố với tỷ lệ trống lên đến 40%.

Theo nhận định của Savills, xu hướng giảm diện tích thuê hoặc trả những cửa hàng hoạt động không hiệu quả sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới. Song, thị trường vẫn kỳ vọng về sự phục hồi khi nền kinh tế chuyển biến tích cực, tiêu dùng nội địa tăng mạnh và hiệu ứng từ các hiệp định thương mại tự do sẽ thúc đẩy ngành bán lẻ Việt Nam phát triển hơn.

 

Nguyên Ngọc