|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

'KKT Vân Phong sẽ hưởng lợi từ hệ thống cao tốc phía Đông'

19:46 | 12/05/2021
Chia sẻ
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật, KKT Vân Phong có tiềm năng rất lớn khi sẽ có đường cao tốc Tuy Hòa - Vân Phong, Vân Phong - Cam Ranh trong hệ thống cao tốc phía Đông.

Điểm đến của các tập đoàn quốc tế

Ngày 11/5, đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương đã có buổi làm việc với tỉnh Khánh Hòa về định hướng phát triển KKT Vân Phong.

Ông Trần Tuấn Anh: 'Phát triển KKT Vân Phong thành cửa ngõ giao lưu quốc tế' - Ảnh 1.

Ông Trần Tuấn Anh và đoàn công tác đi thực địa tại KKT Vân Phong. (Ảnh: Khải An).

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, đến nay, KKT Vân Phong đã thu hút được 153 dự án đầu tư (123 dự án trong nước và 30 dự án có vốn FDI) với tổng vốn đăng ký khoảng 4,1 tỷ USD, vốn thực hiện khoảng 1,39 tỷ USD đạt 33% vốn đăng ký.

Các dự án đa số tập trung tại khu vực phía Nam KKT Vân Phong (thuộc thị xã Ninh Hòa) với 92 dự án. Trong đó 56 dự án đã đi vào hoạt động; 36 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư đang triển khai đầu tư xây dựng với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 78.680 tỷ đồng (3,57 tỷ USD), vốn thực hiện hơn 23.753 tỷ đồng (1,08 tỷ USD).

Một số dự án lớn đang triển khai như Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 (2,58 tỷ USD), Khu công nghiệp Ninh Thủy (294 tỷ đồng), Cảng tổng hợp Nam Vân Phong (984 tỷ đồng). Bên cạnh đó, một số dự án lớn đã hoạt động như Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong (125 triệu USD), Nhà máy đóng tàu Hyundai-Vinashin (350 triệu USD),....

Ông Trần Tuấn Anh: 'Phát triển KKT Vân Phong thành cửa ngõ giao lưu quốc tế' - Ảnh 2.

Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong có vốn đầu tư 125 triệu USD đã đi vào hoạt động. (Ảnh: Khải An).

Cũng theo ông Tuân, nhiều tập đoàn lớn trong nước và nước ngoài tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các dự án công nghiệp năng lượng có quy mô lớn tại KKT Vân Phong như Tập đoàn Milenium (Mỹ), Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản), Tập đoàn JPower (Nhật Bản), Tập đoàn Petrolimex, Tập đoàn điện lực Việt Nam, Viglacera,... đề xuất đầu tư các tổ hợp điện khí và kho khí hóa lỏng LNG có tổng vốn đăng ký khoảng 30 tỷ USD.

Trong đó, quy mô dự án Kho cảng, đầu mối khí LNG Vân Phong của Tập đoàn Millennium khoảng 22,5 tỷ USD. Mỗi dự án điện khí quy mô từ 3,5 tỷ USD/dự án và các KCN Ninh Tịnh (khoảng 7.800 tỷ đồng), KCN Dốc Đá Trăng (1.800 tỷ đồng) trong các phân khu chức năng công nghiệp lớn tại khu vực phía Nam KKT Vân Phong.

Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho rằng, tình hình phát triển của khu vực Nam Vân Phong hiện đã có nhiều thay đổi tích cực, rõ nét, phát triển phù hợp với quy hoạch; việc thu hút đầu tư tiếp tục theo chiều hướng thuận lợi, hướng đến trở thành một trung tâm năng lượng, công nghiệp cảng biển của tỉnh.

Ông Trần Tuấn Anh: 'Phát triển KKT Vân Phong thành cửa ngõ giao lưu quốc tế' - Ảnh 3.

Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 có vốn đầu tư 2,58 tỷ USD đang được triển khai tại khu vực Nam Vân Phong. (Ảnh: Khải An).

Riêng Khu vực Bắc Vân Phong địa bàn huyện Vạn Ninh đã thu hút khu vực này là 61 dự án (38 dự án đã đi vào hoạt động và 23 dự án đang thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng) với tông vốn đăng ký đầu tư khoảng 11.659 tỷ đồng, vốn thực hiện khoảng 1.635 tỷ đồng.

Liên quan đến việc phát triển KKT Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa đã kiến nghị Bộ Chính trị, Chính phủ và các bộ ngành liên quan sớm chỉ đạo phê duyệt quy hoạch KKT Vân Phong, phê duyệt Đề án đề xuất một số cơ chế, chính sách phát triển mới phù hợp với đặc thù của KKT Vân Phong, cũng như chỉ đạo triển khai đầu tư hạ tầng tại khu vực này,…

KKT Vân Phong phải là KKT đột phá

Cũng tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Nhật cho rằng, KKT Vân Phong được Thủ tướng quy hoạch là cảng nước sâu loại 1A và cảng trung chuyển quốc tế nên không thể để cảng Vân Phong thành một cảng bình thường như những cảng khác.

Thứ trưởng cũng cho rằng, KKT Vân Phong có tiềm năng rất lớn khi sẽ có đường cao tốc Tuy Hòa - Vân Phong, Vân Phong - Cam Ranh trong hệ thống cao tốc phía Đông.

Ông Trần Tuấn Anh: 'Phát triển KKT Vân Phong thành cửa ngõ giao lưu quốc tế' - Ảnh 4.

KKT Vân Phong có lợi thế phát triển cảng nước sâu và kinh tế biển. (Ảnh: Khải An).

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư (KHĐT) Trần Duy Đông nhận định, KKT Vân Phong có tiềm năng rất lớn khi sở hữu luồng cảng nước sâu 15 - 30m đảm bảo cho các tàu lớn và có lợi thế cạnh tranh với tuyến trong khu vực như Hồng Kông, Singapore.

Thứ trưởng Bộ KHĐT cũng nhận định, KKT Vân Phong cần đặt trọng tâm thương mại tự do quốc tế gắn với cảng nước sâu, trên thế giới đã có nhiều khu gắn liền. Gắn trung tâm mua sắm miễn thuế, tài chính, nghỉ dưỡng cao cấp; phía nam công nghiệp, năng lượng, năng lượng sạch, không nên đầu tư thêm đóng tàu nữa,...

Sau khi lắng nghe ý kiến các bên, ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, để KKT Vân Phong thực sự trở thành động lực mới cho phát triển của tỉnh, Khánh Hòa cần bắt nhịp được với xu hướng phát triển mới nhất của các KKT trên thế giới.

Ban Kinh tế Trung ương ủng hộ các đề xuất và kiến nghị của Khánh Hòa và sẽ đề nghị với Ban cán sự đảng Chính phủ và Ban cán sự đảng Bộ Xây dựng và các Bộ liên quan xem xét, giải quyết đảm bảo theo Luật quy hoạch và phù hợp với nguyện vọng của tỉnh.

Ông Trần Tuấn Anh

Đây phải là một KKT hiện đại, thông minh, đẳng cấp, bền vững và bao trùm; là nơi phát triển mạnh về kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn.

Đồng thời, phát triển của KKT Vân Phong không chỉ nhằm thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại, tăng xuất khẩu hoặc tạo việc làm mà còn nhằm tạo cơ hội đổi mới, nâng cấp công nghiệp, phát triển kỹ năng, đa dạng hóa kinh tế và thay đổi cơ cấu, cũng như hội nhập vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Ông Trần Tuấn Anh: 'Phát triển KKT Vân Phong thành cửa ngõ giao lưu quốc tế' - Ảnh 6.

KKT Vân Phong là cửa ngõ giao lưu quốc tế, kết nối Tây Nguyên với biển, với vùng duyên hải Nam Trung bộ. (Ảnh: Khải An).

Ngoài ra, phải xây dựng KKT Vân Phong là cửa ngõ giao lưu quốc tế, kết nối Tây Nguyên với biển, với vùng duyên hải Nam Trung bộ; kết nối với các nước ASEAN qua hành lang kinh tế Đông Tây và là KKT điển hình/hình mẫu về phát triển kinh tế biển, nơi có sự gắn kết chặt chẽ, có tác động thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau phát triển giữa các ngành công nghiệp, nông nghiệp (thuỷ, hải sản) và dịch vụ.

Cuối cùng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, KKT Vân Phong phải được là nơi phát huy được ở mức cao nhất những lợi ích của quá trình hội nhập quốc tế, nhất là lợi ích có được từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đồng thời với việc giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hóa của địa phương và dân tộc.

Khải An

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng khẳng định không buông bỏ VinFast và cá nhân tiếp tục hỗ trợ 1 tỷ USD
Theo quan điểm của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, VinFast là dự án làm vì trách nhiệm xã hội, muốn đóng góp cho đất nước một thương hiệu, top đầu về xe trên thế giới.