|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

[Infographic] Tiffany và những điều độc nhất vô nhị trước khi được Công ty mẹ của Louis Vuitton hỏi mua

14:55 | 31/10/2019
Chia sẻ
Cố Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln từng mua chiếc vòng cổ ngọc trai và khuyên tai tại Tiffany để tặng vợ và con trai, chiếc đồng hồ đếm ngược đầu tiên thế giới, những viên kim cương khổng lồ, đá quí của giới quí tộc... vốn là những "báu vật" mà hãng kim hoàng xa xỉ Tiffany đặt nền móng cho ngành trang sức thế giới.

Công ty mẹ của Louis Vuitton, LVMH đang lên kế hoạch để thâu tóm hãng kim hoàn xa xỉ Tiffany. Ngay sau đó, Tiffany & Co đã xác nhận thông tin này.

Tiffany ra đời từ năm 1837 với tên gọi đầu tiên là Tiffany, Young and Ellis do Charles Lewis Tiffany và John B. Young sáng lập. Tiền thân của công ty là một cửa cửa hàng chuyên bán văn phòng phẩm có trụ sở tại Lower Mahattan, New York. 

ds

Charles Lewis Tiffany, một thương nhân có tầm nhìn, có khát khao và đam mê về đá quí đã tạo ra tiêu chuẩn về mặt hàng xa xỉ tại Mỹ. Ngay từ khi lập nên cửa hàng đầu tiên tại New York vào năm 1937, ông đã cho chứng minh mình có một con mắt tinh đời. 

Ngoài ra, ông từng bỏ tiền ra mua lại những món đồ trang sức của các quí tộc Pháp, như một cách để thể hiện phong cách hào nhoáng của bản thân. 

vua-kim-cuong

Bước ngoặt của Tiffany đến vào năm 1853. Thời điểm đó, Charles Lewis Tiffany thâu tóm quyền kiểm soát công ty, đổi tên thương hiệu thành Tiffany & Company và hướng đến việc tập trung bán đồ trang sức. 

Điều khác biệt mà Tiffany tạo ra so với các đối thủ ở thời điểm đó chính là việc công khai giá bán của từng món đồ bằng cách dán nhãn giá ở bên dưới mặt hàng. Công ty cũng không chấp nhận thanh toán bằng tín dụng và chỉ nhận tiền mặt.

Năm 2018, Tiffany chiếm 53% thị phần trang sức thông thường tại châu Mỹ, 60% thị phần tại châu Âu, 37% thị phần tại Nhật Bản và 61% thị phần tại các nước châu Á-Thái Bình Dương khác.

Cho đến nay, trải qua lịch sử 162 năm tồn tại và phát triển, Tiffany có 14.000 nhân viên, phát triển mạng lưới thương hiệu với 322 chuỗi cửa hàng trên toàn cầu. Trong đó, 124 cửa hàng ở Mỹ, 90 cửa hàng ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, 56 cửa hàng ở Nhật Bản và 47 ở châu Âu.

Những dòng sản phẩm chính

Kể từ khi tập trung phát triển bán đồ trang sức, Tiffany luôn tạo ra hình ảnh một công ty chuyên cung cấp những mặt hàng xa xỉ. Tuy nhiên trong cuộc khủng hoảng kinh tế tại Mỹ trong giai đoạn 1990 - 1991, Tiffany mở một chiến dịch giúp mọi người có khả năng mua hàng của công ty.

Đơn cử là việc Tiffany lúc đó bán nhẫn đính hôn có gắn kim cương với giá chỉ 850 USD và gửi lời mời chào mua tới 40.000 người. Song song đó tại các cửa hàng, công ty vẫn duy trì những mặt hàng mẫu đắt tiền để giữ được hình ảnh của một mặt hàng dành cho giới thượng lưu.

Hiện tại, 3 dòng sản phẩm chính của công ty bao gồm trang sức thông thường, nhẫn cưới và trang sức gia công. Nhẫn cưới của Tiffany được làm từ bạch kim/vàng và đính kim cương. Trong khi đó các dòng sản phẩm còn lại đều làm từ kim loại quí (vàng, bạc sterling, bạch kim).

Dòng trang sức thông thường của Tiffany bao gồm các nhãn hiệu Tiffany Paper Flowers, Tiffany Victoria, Tiffany Soleste, Tiffany Keys, Tiffany T, Tiffany HardWear và Return to Tiffany.

Trong khi đó, dòng sản phẩm gia công của công ty được những nhà thiết kế kim hoàn nổi tiếng thế giới như Elsa Peretti, Paloma Picasso và Jean Schlumberger.

Tình hình kinh doanh của Tiffany

Tiffany kết thúc quí II/2019 với những chỉ số tài chính sụt giảm. Doanh thu trên toàn thế giới ở mức 1 tỉ USD, giảm 3% so với quí I và giảm 4% so với cùng kì năm 2018. 

Lợi nhuận ròng chỉ đạt 136 triệu USD, ít hơn so với 145 triệu USD của cùng kì năm ngoái. Mức lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu cũng giảm từ 1,17 USD xuống còn 1,12 USD.

Trong khi đó, tài sản của Tiffany tăng thêm gần 1 tỉ USD lên 6,316 tỉ USD, đến phần lớn từ việc gia tăng vay dài hạn thêm gần 970 triệu USD của công ty.

Được biết năm 2018, Tiffany đạt mốc doanh số kỉ lục với 4,42 tỉ USD, lãi ròng mang về 586 triệu USD sau giai đoạn doanh thu chững lại trong những năm trước đó (giai đoạn 2014 - 2017 công ty đạt doanh thu lần lượt 4,25 tỉ USD; 4,105 tỉ USD; 4,002 tỉ USD và 4,17 tỉ USD).

Tuy vậy, lợi nhuận hoạt động trong năm 2018 của công ty chỉ 790,3 triệu USD, thấp hơn so với năm 2017 (809,4 triệu USD) và 2015 (799,1 triệu USD), chỉ cao hơn năm 2016 (746,4 triệu USD). 

Sau khi có những thông tin việc LVMH đang đàm phán để mua lại Tiffany, giá cổ phiếu của công ty trên thị trường đã có dấu hiệu tăng mạnh. Giá đóng cửa phiên ngày 30/10 đạt 126,8 USD/cp, tăng vọt so với 98,55 USD/cp của phiên thứ Sáu (25/10).

cp

Vốn hóa Tiffany đạt gần 15,32 tỉ USD khi kết phiên thứ Hai (30/10). Nguồn: Tiffany

Những thương vụ mua lại Tiffany

Trong quá khứ, Tiffany đã từng được Avon Product Inc. mua lại vào năm 1978 với giá 104 triệu USD. Henry B. Platt, hậu duệ cuối cùng của gia đình Tiffany khi ấy đang giữ chức Giám đốc điều hành và Chủ tịch của cũng rời khỏi công ty vào năm 1981.

Thời điểm sau đó, Tiffany bị chỉ trích vì bán nhiều sản phẩm rẻ tiền trong cửa hàng của mình.

Năm 1984, Avon Product Inc. đã bán lại Tiffany cho một nhóm các nhà đầu tư dẫn đầu bởi William R. Chaney với giá 135,5 triệu USD. Từ đó tới nay, công ty luôn duy trì chính sách tạo dựng thương hiệu đắt tiền trên toàn cầu.

Tháng 10/2019, đã có những tin đồn cho hay công ty mẹ của Louis Vuitton, LVMH đang đánh tiếng muốn mua lại Tiffany & Co trong bối cảnh công ty kim hoàn xa xỉ này đang phải vật lộn với những tác động của thuế quan đối với hàng xuất khẩu sang Trung Quốc.

Mới đây trên trang chủ, Tiffany cũng đã chính thức xác nhận thông tin LVMH đang hỏi mua công ty bằng tiền mặt với mức giá tương đương 120 USD/cổ phiếu. Với số cổ phiếu đang lưu hành 121,1 triệu, giá hỏi mua của LVMH lên tới 14,532 tỉ USD.

Tuy nhiên, hiện tại Tiffany vẫn đang cân nhắc kĩ lưỡng lời đề nghị từ phía LVMH và Hội đồng quản trị công ty khuyên các cổ đông không cần có bất kì động thái nào với thông tin này.

Cùng nhìn lại những điều độc nhất vô nhị của Tiffany từ khi thành lập đến nay

Tif1

tif2

tif3

tif4

tif5

tif6

 


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Lê Quý