|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

[Infographic] Thế giới điêu đứng vì thiếu phân bón và lương thực, nguyên nhân từ đâu?

18:51 | 31/07/2022
Chia sẻ
Thời tiết khắc nghiệt, chiến sự Nga - Ukraine và tình trạng thiếu phân bón đã khiến công chúng toàn cầu lo sợ về một cuộc khủng hoảng lương thực trên diện rộng.

 

 

Thời tiết bất lợi, cuộc tấn công của Nga tại Ukraine và tình trạng thiếu phân bón đã dẫn đến nỗi lo về một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.

Infographic của Visual Capitalist có thể bạn hiểu được vấn đề bằng cách nêu bật ba yếu tố chính đằng sau cuộc khủng hoảng đang ngày càng trở nên trầm trọng này:

Thiếu hụt phân bón

Kể từ bắt đầu vào tháng 2 năm nay, chiến sự tại Ukraine đã làm gián đoạn các chuyến hàng phân bón - một nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng trên toàn cầu.

Nga là nước xuất khẩu phân đạm lớn nhất thế giới, đồng thời đứng thứ hai về xuất khẩu phân lân và kali.

Belarus - một đồng minh của Nga và cũng đang chịu các lệnh cấm vận của phương Tây, là một nhà sản xuất phân bón lớn khác. Cả hai quốc gia này chiếm hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu phân kali trên toàn cầu.

Dưới đây là 10 nhà xuất khẩu phân bón lớn nhất thế giới:

Hạng Quốc gia Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD)
1 Nga                             12,5
2 Trung Quốc 10,9
3 Canada 6,6
4 Morocco 5,7
5 Mỹ 4,1
6 Arab Saudi 3,6
7 Hà Lan 2,9
8 Bỉ 2,6
9 Oman 2,6
10 Qatar 2,2

Điểm đến chính của các lô phân bón xuất đi từ Nga là các nền kinh tế lớn như Ấn Độ, Brazil, Trung Quốc và Mỹ.

Tuy nhiên, nhiều nước đang phát triển như Mông Cổ, Honduras, Cameroon, Ghana, Senegal và Guatemala cũng phụ thuộc vào phân bón của Nga. Ít nhất 20% lượng phân bón nhập khẩu của họ là từ Nga.

Ngoài ra, chiến sự cũng làm gia tăng các xu hướng đã gây gián đoạn nguồn cung, chẳng hạn như việc các nhà sản xuất lớn như Trung Quốc tăng cường tích trữ hàng và giá khí đốt tự nhiên - nguyên liệu chính để điều chế phân bón, tăng mạnh.

Xuất khẩu ngũ cốc

Việc quân đội Nga phong toả các cảng của Ukraine tại khu vực Biển Đen - cùng với một loạt lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow, đã làm trầm trọng thêm các nút thắt trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này đang thổi bùng lạm phát giá lương thực và năng lượng.

Nguyên nhân là do Nga và Ukraine cùng nhau chiếm gần một phần ba nguồn cung lúa mì toàn cầu. Lúa mì là một trong những loại cây trồng được sử dụng nhiều nhất mỗi năm, để chế biến nhiều loại thực phẩm như bánh mì và pasta.

Ngoài ra, Ukraine cũng là một nước xuất khẩu lớn về ngô, lúa mạch, dầu hướng dương và dầu hạt cải, Visual Capitalist cho hay.

Nhà sản xuất Xuất khẩu ngũ cốc (triệu tấn)
Mỹ 93
Nga & Ukraine 87
Argentina 56
EU 50
Brazil 44
Khác 87

Do khu vực Biển Đen bị phong toả, xuất khẩu ngũ cốc và hạt có dầu của Ukraine đã tụt mạnh từ 6 triệu tấn xuống còn 2 triệu tấn mỗi tháng.

Sau hai tháng đàm phán, gần đây chính phủ hai nước đã ký thoả thuận mở lại các cảng ở Biển Đen để Ukraine có thể xuất khẩu ngũ cốc ra nước ngoài. Động thái này làm dấy lên hy vọng rằng cuộc khủng hoảng lương thực quốc tế có thể dịu bớt.

Vấn nạn thiếu lương thực

Bên cạnh cuộc chiến ở Ukraine, các yếu tố khác như đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu đã khiến gần 1 tỷ người bị đói ăn vào năm ngoái, theo Liên Hơp Quốc.

Năm 2021, ngành công nghiệp rượu vang của Pháp đã có vụ thu hoạch thấp nhất kể từ năm 1957. Ước tính ngành này bị thiệt hại 2 tỷ USD doanh thu do nhiệt độ ngày càng cao và thời tiết khắc nghiệt.

Nắng nóng, hạn hán và lũ lụt cũng làm giảm sản lượng ở Mỹ Latin, Bắc Mỹ và Ấn Độ trong những tháng gần đây. Trong giai đoạn tháng 4/2020 - 12/2021, giá cà phê đã tăng 70% sau khi hạn hán và sương giá phá huỷ mùa màng ở Brazil.

Trong bối cảnh xuất hiện nhiều cuộc khủng hoảng, World Bank gần đây đã công bố hỗ trợ tài chính lên tới 30 tỷ USD cho các dự án hiện tại và mới trong những lĩnh vực như nông nghiệp, dinh dưỡng, bảo trợ xã hội, nước và thuỷ lợi.

Nội dung: Khả Nhân - Đồ họa: Alex Chu.

Vì sao số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng cao trong khi các chỉ số vĩ mô tích cực?
Trong năm 2024, dù hầu hết chỉ số kinh tế vĩ mô đều tích cực nhưng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vẫn tăng cao. Điều này cho thấy, tính bền vững trong phục hồi của doanh nghiệp vẫn còn yếu và cần có dư địa chính sách hỗ trợ tốt hơn cho sự phục hồi này.