|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Cận cảnh Đại lộ Đông Tây - TP HCM sau gần một thập kỷ

07:08 | 12/05/2021
Chia sẻ
Với tổng mức đầu tư gần 16.000 tỷ đồng, Đại lộ Đông Tây đi qua địa bàn 8 quận, huyện sau khi hoàn thành đã rút ngắn thời gian lưu thông từ cảng Sài Gòn đến các tỉnh miền Đông và miền Tây.
Cận cảnh Đại lộ Đông Tây của TP HCM sau gần một thập kỷ - Ảnh 1.

Đại lộ Đông Tây của TP HCM được kiến tạo bởi hai tuyến đường lớn là Võ Văn Kiệt và Mai Chí Thọ. Điểm đầu đại lộ nằm tại nút giao với Quốc lộ 1A tại xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh.

Cận cảnh Đại lộ Đông Tây của TP HCM sau gần một thập kỷ - Ảnh 2.

Dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư vào năm 2000, khởi công năm 2005 và hoàn thành vào tháng 11/2011.

Cận cảnh Đại lộ Đông Tây của TP HCM sau gần một thập kỷ - Ảnh 3.

Đại lộ Đông Tây có tổng chiều dài 21,8 km, đi qua địa bàn huyện Bình Chánh, quận 6, quận 8, quận 5, quận 1 và quận 2 (nay là TP Thủ Đức).

Dự án được chia làm 4 đoạn tuyến. Đoạn từ quốc lộ 1A qua kênh Lò Gốm, nối vào đầu đường Trần Văn Kiểu dài khoảng 4,9 km. 

Cận cảnh Đại lộ Đông Tây của TP HCM sau gần một thập kỷ - Ảnh 5.

Tổng mức đầu tư của dự án này khoảng 16.000 tỷ đồng, bao gồm nguồn vốn ODA của Nhật Bản và ngân sách của TP HCM.

Cận cảnh Đại lộ Đông Tây của TP HCM sau gần một thập kỷ - Ảnh 6.

Đoạn đường từ đầu đường Trần Văn Kiểu (ven kênh Tàu Hũ) đến cầu Calmette dài khoảng 8,2 km. (Ảnh: Đại lộ Đông - Tây nhìn từ kênh Tàu Hũ).

Cận cảnh Đại lộ Đông Tây của TP HCM sau gần một thập kỷ - Ảnh 7.

Trên toàn tuyến của dự án có 11 cầu xây mới, 8 cầu vượt bộ hành, hai nút giao thông tại điểm đầu, điểm cuối và công trình đường hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn.

Cận cảnh Đại lộ Đông Tây của TP HCM sau gần một thập kỷ - Ảnh 8.

Nằm trên đoạn tuyến đại lộ Võ Văn Kiệt có nhiều cây cầu lớn như cầu Rạch Cây, cầu Lò Gốm, cầu Chà Và, cầu Nguyễn Tri Phương, cầu Chữ Y, cầu Nguyễn Văn Cừ.

Cận cảnh Đại lộ Đông Tây của TP HCM sau gần một thập kỷ - Ảnh 9.

Hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn, nối vào đầu tuyến đường T13 trong quy hoạch KĐT Thủ Thiêm dài khoảng 1.970 m.

Đây là hầm chui vượt sông lớn nhất Đông Nam Á, kết nối hai tuyến đại lộ Võ Văn Kiệt và Mai Chí Thọ.

Cận cảnh Đại lộ Đông Tây của TP HCM sau gần một thập kỷ - Ảnh 11.

Đoạn từ hầm thủ Thiêm đến điểm cuối ngã ba Cát Lái tại xa lộ Hà Nội dài khoảng 8,7 km.

Cận cảnh Đại lộ Đông Tây của TP HCM sau gần một thập kỷ - Ảnh 12.

Đường Mai Chí Thọ có mặt cắt ngang 140 m với 14 làn xe.

Khu vực hai bên đường Mai Chí Thọ cũng hội tụ nhiều dự án quy mô lớn như Empire City, khu đô thị Sala, New City, The Sun Avenue,...

Cận cảnh Đại lộ Đông Tây của TP HCM sau gần một thập kỷ - Ảnh 14.

Đường Mai Chí Thọ giao cắt với nhiều con đường lớn như Đồng Văn Cống, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, Nguyễn Cơ Thạch,... Trong ảnh là nút giao An Phú, điểm giao giữa Đại lộ Đông Tây với cao tốc TP HCM - Dầu Giây.

Cận cảnh Đại lộ Đông Tây của TP HCM sau gần một thập kỷ - Ảnh 16.

Điểm cuối tuyến nằm tại ngã ba Cát Lái, nút giao với Xa lộ Hà Nội (TP Thủ Đức).

Hoàng Huy