|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

59 doanh nghiệp BĐS niêm yết trả bao nhiêu lãi vay trong năm qua?

17:35 | 20/02/2022
Chia sẻ
Tính đến cuối năm 2021, 59 doanh nghiệp bất động sản niêm yết có tổng dư nợ vay khoảng 180.000 tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm 2020.

Trong năm 2021, nhiều doanh nghiệp bất động sản (BĐS) niêm yết tích cực huy động vốn để mở rộng quỹ đất, phát triển dự án, cơ cấu nợ vay,... và chủ yếu là phát hành trái phiếu riêng lẻ, qua đó phát sinh thêm .

Theo thống kê của người viết tính đến cuối năm ngoái, 59 doanh nghiệp BĐS niêm yết có tổng dư nợ vay khoảng 180.000 tỷ đồng (71,6% là nợ dài hạn); tăng 11,2% so với cùng kỳ. Trong năm, các doanh nghiệp đã trả hơn 8.500 tỷ đồng tiền lãi vay; tăng 7,3% so với cùng kỳ. 

Trong số 20 doanh nghiệp trả nhiều lãi vay nhất, một nửa ghi nhận lợi nhuận ròng tăng trưởng trong năm 2021 như Vinhomes, Kinh Bắc, Hà Đô, Phát Đạt,... và hai doanh nghiệp đã kinh doanh có lãi trở lại sau thua lỗ ở năm 2020 gồm Đất Xanh, CEO Group.

CTCP Vinhomes (Mã: VHM) trả lãi vay nhiều nhất với hơn 2.300 tỷ đồng (giảm 22,3% so với cùng kỳ). Trong năm, doanh nghiệp đã vay hơn 16.300 tỷ đồng và trả nợ gốc hơn 21.320 tỷ đồng. Tổng dư nợ vay của doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm hơn 19.900 tỷ đồng và chiếm một nửa là trái phiếu dài hạn có lãi suất dao động 8,8-10% mỗi năm. 

Vinhomes cũng là một trong những doanh nghiệp có quy mô tài sản lớn nhất nhóm BĐS hiện nay, riêng tài sản ngắn hạn trên 91.200 tỷ đồng, trong đó có khoảng 4.500 tỷ đồng tiền và tương đương tiền.

59 doanh nghiệp BĐS niêm yết trả bao nhiêu tiền lãi vay trong năm qua? - Ảnh 1.

20 doanh nghiệp BĐS niêm yết có chi phí lãi vay lớn nhất năm 2021. Đvt: Tỷ đồng. (Nguồn: Nguyên Ngọc tổng hợp).

59 doanh nghiệp BĐS niêm yết trả bao nhiêu tiền lãi vay trong năm qua? - Ảnh 2.

Kết quả kinh doanh của 20 doanh nghiệp BĐS niêm yết có chi phí lãi vay lớn nhất năm 2021. Đvt: Tỷ đồng. (Nguồn: Nguyên Ngọc tổng hợp).

Sau Vinhomes, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex IDC, Mã: BCM) trả hơn 627 tỷ đồng lãi vay trong năm 2021, tăng 7,7% so với cùng kỳ. Trong năm, Becamex IDC liên tục phát hành trái phiếu với quy mô hàng nghìn tỷ đồng ở mỗi đợt, nhằm đầu tư các dự án và tăng quy mô vốn hoạt động.

Tính đến cuối năm 2021, gần 10.400 tỷ đồng của Becamex IDC là nợ vay trái phiếu dài hạn, chiếm 63% tổng dư nợ vay. 

CTCP Thaiholdings (Mã: THD), CTCP Bất động sản Thế Kỷ (CenLand, Mã: CRE), Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (Mã: KBC), CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (Mã: AGG), CTCP Tập đoàn Đất Xanh (Mã: DXG),... là những doanh nghiệp tăng mạnh chi phí lãi vay trong năm qua.

Chi phí lãi vay Thaiholdings đã trả trong năm gần 365 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 11 tỷ đồng ở cùng kỳ năm ngoái. Tại thời điểm cuối năm, Thaiholdings có dư nợ vay gần 2.300 tỷ đồng (phần lớn là nợ vay ngân hàng), giảm 27,4% so với cùng kỳ và chiếm trên 50% nợ phải trả. 

Về kết quả kinh doanh, lãi ròng của Thaiholdings tăng trưởng gần 4% trong năm 2021 khi đạt trên 947 tỷ đồng.

Năm qua, CenLand có nhiều đợt chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và cổ đông chiến lược để thanh toán nợ trái phiếu và nợ vay. Đồng thời, doanh nghiệp tăng nợ tại ngân hàng và một số tổ chức, công ty chứng khoán trong năm. 

Tổng dư nợ vay của CenLand ghi nhận vào cuối năm trên 1.700 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần đầu năm. Lãi vay doanh nghiệp trả trong năm gần 154 tỷ đồng (cùng kỳ hơn 8 tỷ đồng). Gần đây nhất, CenLand công bố kế hoạch tham gia phát triển dự án với Tuần Châu, Xuân Cầu, FLC,… sau nhiều năm tập trung mảng môi giới. 

Kinh Bắc là một trong những doanh nghiệp đẩy mạnh huy động vốn qua kênh trái phiếu trong năm qua với tổng giá trị trên 4.000 tỷ đồng, chiếm 57% tổng dư nợ vay của doanh nghiệp, tính đến cuối năm ngoái. Trong năm, doanh nghiệp đã thanh toán khoảng 482 tỷ đồng tiền lãi vay, gấp 2,5 lần cùng kỳ.

Phần lớn số vốn huy động được phục vụ mở rộng, đầu tư hạ tầng các dự án khu công nghiệp và phát triển thêm quỹ đất của Kinh Bắc tại thị trường miền Bắc như Khu công nghiệp Tràng Duệ, Khu đô thị Tràng Cát,... Phần vốn còn lại doanh nghiệp cơ cấu các khoản nợ vay.

Tương tự Kinh Bắc, cơ cấu nợ vay của An Gia cũng chuyển dịch rõ nét từ vay ngân hàng sang trái phiếu trong hai năm trở lại đây. Tính đến cuối năm 2021, nợ trái phiếu của doanh nghiệp gần 1.740 tỷ đồng, tăng 40,7% so với đầu năm.

Lãi vay của doanh nghiệp cũng tăng mạnh trong năm qua với gần 124 tỷ đồng, gấp 2,5 lần cùng kỳ.  Trong năm, An Gia cũng đã trả hơn 1.000 tỷ đồng nợ gốc.

Đối với các doanh nghiệp BĐS, việc huy động vốn là nhu cầu thiết yếu để có nguồn tiền gối đầu mở rộng quỹ đất, phát triển dự án. Các khoản nợ chỉ tiềm ẩn rủi ro khi tỷ lệ nợ vay của doanh nghiệp quá cao. 

59 doanh nghiệp BĐS niêm yết trả bao nhiêu tiền lãi vay trong năm qua? - Ảnh 4.

59 doanh nghiệp BĐS niêm yết trả bao nhiêu tiền lãi vay trong năm qua? - Ảnh 5.

 

Nguyên Ngọc

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.