5 startup công nghệ Đông Nam Á có thể 'bùng nổ' trong năm 2023
Theo Báo cáo Đầu tư ASEAN 2022, các quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) đã đạt hơn 66 tỷ USD vào giữa năm qua. Bối cảnh các công ty khởi nghiệp công nghệ ở Đông Nam Á đã thúc đẩy sự tăng trưởng của nguồn tài trợ khi nhu cầu về công nghệ và dịch vụ kỹ thuật số trong khu vực ngày càng tăng.
Mới đây, chuyên trang Tech Collective Sea đã chọn ra 5 công ty khởi nghiệp hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á có tiềm năng tạo ra tác động lớn trong khu vực và thu hút được những khoản đầu tư đáng kể trong năm 2023.
WhyQ
Công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Singapore, WhyQ là một nền tảng phân phối thực phẩm kỹ thuật số giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ bán hàng và phát triển trực tuyến dễ dàng hơn.
Công ty khởi nghiệp này cung cấp hai sản phẩm cho khách hàng của mình. Một dịch vụ có tên eBiz cho phép các doanh nghiệp nhỏ tạo cửa hàng trực tuyến của riêng họ, chấp nhận thanh toán trực tuyến và kết nối các dịch vụ hậu cần, trong khi dịch vụ khác của họ, Kira Kira, giúp quản lý tài chính, theo dõi các giao dịch hàng ngày và cung cấp khả năng tiếp cận các khoản vay lãi suất thấp từ các bên cho vay đối tác.
Gần đây, WhyQ đã nhận được khoản đầu tư khoảng 1,08 triệu USD trong vòng gọi vốn mở rộng Series A2. Kairos Capital Group đã dẫn đầu vòng cấp vốn này. Những đơn vị khác tham gia vào vòng gọi vốn này của WhyQ bao gồm Delivery Hero, Chope, Angel Central và RB Investments. Với nguồn vốn mới, WhyQ có kế hoạch mở rộng nền tảng số hóa, cải thiện các sản phẩm hiện có và thêm nhiều tính năng hơn trong ứng dụng EBiz.
Imajin
Imajin, thị trường dành cho các nhà sản xuất ở Indonesia, là một nền tảng B2B kết nối các nhà sản xuất địa phương với khách hàng tiềm năng. Công ty khởi nghiệp này cung cấp tài chính cho các chủ doanh nghiệp nhỏ, thị trường nguyên liệu thô và cung cấp nền tảng để quản lý dự án.
Imajin đã nhận được số tiền không được tiết lộ trong vòng gọi vốn hạt giống (Seed) do East Ventures dẫn đầu, tiếp theo là 500 Southeast Asia và Init 6 vào cuối tháng 1.
Công ty sẽ sử dụng nguồn vốn tài trợ mới để mở rộng đội ngũ, thuê nhân viên mới và phát triển sản phẩm của mình. Imajin cũng có kế hoạch đẩy nhanh quá trình số hóa ngành sản xuất thông qua phát triển sản phẩm mới và mở rộng thị trường trong tương lai.
Pilon
Một công ty khởi nghiệp fintech khác có trụ sở tại Singapore, Pilon, là một nền tảng dựa trên dịch vụ đám mây, cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hệ thống tài chính chuỗi cung ứng ở Đông Nam Á.
Bằng cách đăng ký với Pilon, các nhà cung cấp có thể truy cập các hóa đơn còn nợ của họ và chọn một hoặc nhiều hóa đơn để tái cấp vốn sớm thông qua ứng dụng di động của họ.
Pilon đã huy động được tổng cộng 5,2 triệu USD trong vòng tài trợ hạt giống do Wavemaker Partners dẫn đầu. Văn phòng gia đình Octave của Singapore và công ty đầu tư Polaris Kin cũng tham gia vào vòng gọi vốn này của Pilon.
Công ty có kế hoạch sử dụng nguồn vốn mới này để mở rộng sang thị trường Philippines và Campuchia, lập liên doanh vào Việt Nam, Thái Lan hoặc Indonesia trong năm tới cũng như cải thiện các dịch vụ sản phẩm kỹ thuật số của mình.
ZaynFi
ZaynFi là một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Singapore, được ra đời nhằm mục đích giúp người dùng đặt cược stablecoin dễ dàng hơn để thu được lợi nhuận cao trên Binance Chain bằng giao thức DeFi (Tài chính phi tập trung). ZaynFi đang làm việc để tung ra giai đoạn beta dành riêng cho 88.000 thành viên trên Telegram.
Công ty khởi nghiệp gần đây đã nhận được khoản đầu tư từ vòng gọi vốn tiền hạt giống (Pre-seed). Với trọng tâm là giúp người dùng mới có thể dễ dàng truy cập và tiếp cận DeFi, ZaynFi sẵn sàng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của không gian DeFi trong khu vực Đông Nam Á và hơn thế nữa.
Biogenes Technologies
Công ty khởi nghiệp về hệ gen và chẩn đoán phân tử có trụ sở tại Malaysia này cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cảm biến sinh học cho nhiều ngành khác nhau, bao gồm chăm sóc sức khỏe, nhân giống động vật và môi trường.
Công ty đã thu hút khoảng 5,7 triệu USD vốn đầu tư trong vòng gọi vốn Series A từ Pembangunan Ekuiti, một công ty đầu tư mạo hiểm của Malaysia. Với khoản tài trợ gần đây, công ty có kế hoạch đầu tư vào một cơ sở sản xuất cấp y tế, nâng cao danh mục công nghệ và mở rộng phạm vi bán hàng ở Đông Nam Á cũng như các khu vực khác trên thế giới.
Khi hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ Đông Nam Á tiếp tục phát triển, mức đầu tư có thể sẽ tăng đáng kể cùng với sự tăng trưởng. Xu hướng đầu tư mạo hiểm ở Đông Nam Á chủ yếu được thúc đẩy bởi tiềm năng tăng trưởng cao của các công ty khởi nghiệp công nghệ trong khu vực và nhu cầu ngày càng tăng đối với công nghệ cũng như dịch vụ kỹ thuật số trong khu vực.
Với việc ngày càng có nhiều công ty đầu tư mạo hiểm tìm cách đầu tư vào bối cảnh đổi mới và công nghệ đang phát triển mạnh mẽ của Đông Nam Á, khu vực này dường như sẵn sàng đón nhận nhiều tiến bộ công nghệ hơn nữa
Điều này cũng mở ra những cơ hội mới cho các doanh nhân và nhà đầu tư. Tất cả sự tăng trưởng, lạc quan và các khoản đầu tư vào khu vưc Đông Nam Á cho thấy rằng nơi này đang trên đường trở thành một trong những khu vực và trung tâm hàng đầu trong ngành công nghệ toàn cầu.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/