10 CTCK lớn nhất cắt gần 28.000 tỷ đồng cho vay margin trong làn sóng giải chấp quý IV/2022, dư nợ tại các công ty đang thế nào?
Trong bối cảnh dòng tiền bị siết chặt do thị trường trái phiếu đóng băng, kênh tín dụng hạn chế do nhiều ngân hàng hết room, nguồn vốn từ các công ty chứng khoán đóng vai trò quan trọng với các chủ doanh nghiệp.
Nhiều lãnh đạo công ty cầm cố cổ phần tại các công ty chứng khoán để vay tiền, làm tài sản đảo bảo phát hành trái phiếu hay cho các mục đích khác. Tuy nhiên, khi thị trường xuất hiện những rủi ro liên quan đến thị trường trái phiếu, giá nhiều cổ phiếu giảm sâu, đặc biệt phải kể đến nhóm bất động sản. Nhiều cổ phiếu trong nhóm này mất hơn nửa giá trị chỉ trọng thời gian ngắn.
Hệ quả khi giá cổ phiếu giảm sâu, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp bị gọi ký quỹ (call margin). Khi những chủ tài khoản không nộp tiền giảm tỷ nợ vay hoặc bổ sung tài sản đảm bảo, các công ty chứng khoán thực hiện bán giải chấp tài khoản để thu tiền. Bên cạnh việc giảm giá chặn cổ phiếu (mức giá tối đa để tính hạn mức cho vay), bộ phận quản trị rủi ro của nhiều công ty chứng khoán đã cắt margin, không cho vay với nhiều cổ phiếu bất động sản.
Việc ồ ạt bán ra trong thời gian ngắn trong khi thiếu vắng lực cầu khiến nhiều mã liên tục giảm sàn. Quý IV/2022 chứng kiến việc nhiều lãnh đạo, nhóm cổ đông bị các công ty chứng khoán bán giải chấp như với nhóm cổ đông liên quan ông Bùi Thành Nhơn tại Novaland (Mã: NVL), ông Nguyễn Văn Đạt tại Bất động sản Phát Đạt (Mã: PDR), gia đình ông Đỗ Quý Hải tại Hải Phát (Mã: HPX), hay ông Nguyễn Ngọc Thủy và Tập đoàn Egroup tại Apax Holdings (Mã: IBC). Các cổ phiếu này đều có chuỗi hàng chục phiên giảm sàn và mất 70 – 80% giá trị.
Làn sóng bán giải chấp tài khoản của các lãnh đạo doanh nghiệp lan rộng sang nhiều nhà đầu tư cá nhân đẩy dư nợ cho vay ký quỹ tại các công ty chứng khoán giảm sâu. Thời điểm cuối năm 2022, thị trường có tín hiệu hồi phục nhưng nhu cầu sử dụng margin của NĐT không lớn do tâm lý phần nào bị ảnh hưởng trong làn sóng giải chấp tài khoản trước đó.
Thống kê cho thấy, tổng dư nợ cho vay margin tại 10 công ty chứng khoán lớn nhất thị trường giảm 27.922 tỷ đồng trong quý IV/2022. Tổng dư nợ tại 10 công ty này giảm từ 100.185 tỷ đồng xuống còn 72.263 tỷ đồng. Điểm điểm cuối quý I/2022, 10 công ty chứng khoán lớn nhất cho vay ký quỹ khoảng 120.000 tỷ đồng.
Thống kê tại từng đơn vị, Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) dẫn đầu về quy mô cho vay margin với 12.626 tỷ đồng tại ngày 31/12/2022, giảm 2.478 tỷ đồng trong quý IV/2022. Kế đến là Chứng khoán SSI (Mã: SSI) với dư nợ 10.872 tỷ đồng, giảm 4.515 tỷ đồng quý cuối năm 2022. Đây là hai công ty trên sàn còn dư nợ margin trên 10.000 tỷ đồng trong những quý trước đó thị trường thường có 4 – 5 đơn vị.
Công ty chứng khoán cắt giảm cho vay margin mạnh nhất là Chứng khoán Techcom (TCBS). Dư nợ cho vay của công ty này giảm 6.545 tỷ đồng trong quý IV/2022, xuống còn 8.362 tỷ đồng. Theo dõi hoạt động cho thấy có thời điểm TCBS dừng hoạt động ứng trước tiền bán cho những nhà đầu tư.
Chứng khoán VNDirect (Mã: VND) cũng giảm quy mô cho vay xuống mức thấp nhất kể từ quý III/2021, xuống còn 8.362 tỷ đồng tại ngày 31/12/2022. Đỉnh điểm cuối quý I/2022, dư nợ margin của công ty lên đến 14.418 tỷ đồng. Việc trích lập dự phòng rủi ro từ hoạt động cho vay margin là một nguyên nhân khiến VNDirect báo lỗ trong quý vừa qua.
Một công ty chứng khoán khác từng có dư nợ trên 10.000 tỷ đồng là Chứng khoán HSC (Mã: HCM) cũng giảm quy mô cho vay 3.548 tỷ đồng trong quý IV/2022 xuống còn 7.379 tỷ đồng.
Trong nhóm 10 công ty chứng khoán lớn nhất, các đơn vị khác cũng thu hẹp margin hàng nghìn tỷ đồng. Đơn cử như Chứng khoán VPS giảm cho vay ký quỹ từ 7.953 tỷ đồng cuối quý III/2022 xuống còn 5.906 tỷ đồng, Bản Việt (Mã: VCI) giảm từ 6.398 tỷ đồng xuống 4.968 tỷ đồng.
Chứng khoán MB (Mã: MBS) có tỷ lệ giảm mạnh nhất từ 6.607 tỷ đồng ngày 30/9/2022 xuống còn 3.494 tỷ đồng tại ngày 31/12/2022.
Chứng khoán KB (Việt Nam) có mức độ giảm nhẹ hơn từ 5.654 tỷ đồng cuối quý III/2022 còn 5.153 tỷ đồng. Đi ngược xu hướng, dư nợ cho vay margin tại Chứng khoán KIS tăng nhẹ từ 4.583 tỷ đồng lên 4.751 tỷ đồng.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/