|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

ĐHĐCĐ: VietinBank muốn tăng vốn lên trên 60.000 tỷ đồng qua phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu

12:44 | 21/04/2023
Chia sẻ
Năm 2023, VietinBank đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 5 - 10% so với đầu năm, tăng vốn điều lệ lên 60.387 tỷ đồng hoặc trên 66.000 tỷ đồng thông qua phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức được cơ quan thẩm quyền phê duyệt.

 Toàn cảnh đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023. (Ảnh: Diệp Bình).

Sáng 21/4, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank - Mã: CTG) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 với nhiều kế hoạch quan trọng được trình tới các cổ đông.

Cụ thể, trong năm 2023, ngân hàng đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 5 - 10% so với đầu năm. Dư nợ tín dụng tăng theo hạn mức được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao trong từng thời kỳ. Nguồn vốn huy động tăng trưởng phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng, đảm bảo các chỉ số an toàn thanh khoản. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng kiểm soát dưới 1,8%.

Lợi nhuận trước thuế riêng lẻ theo sự phê duyệt của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tỷ lệ chi trả cổ tức và cơ cấu chi trả (tiền mặt, cổ phiếu) thực hiện theo phê duyệt của Cơ quan Nhà nước. Các tỷ lệ an toàn tuân thủ quy định của NHNN.

Kế hoạch kinh doanh năm 2023 của VietinBank. (Nguồn: Phương Nga tổng hợp).

Về kết quả kinh doanh năm 2022, lợi nhuận trước thuế cả năm của VietinBank đạt 21.113 tỷ đồng. Theo giải trình từ VietinBank, lãi thuần từ hoạt động khác của ngân hàng tăng đột biến trong năm chủ yếu do việc đẩy nhanh tiến độ xử lý, thu hồi nợ.

Trong năm 2022, ngân hàng tiếp tục tăng mạnh chi phí trích lập dự phòng rủi ro thêm 5.781 tỷ đồng, tăng 31,5% so với năm trước. Đây cũng có thể là nguồn "dự trữ" lợi nhuận cho các năm tiếp theo khi các khoản nợ xấu được thu hồi.

Tính đến 31/12/2022, tổng tài sản của VietinBank tăng 18,1% đạt 1,8 triệu tỷ đồng. Cho vay khách hàng tăng 12,7% đạt hơn 1,27 triệu tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng tăng 7,5% đạt gần 1,25 triệu tỷ đồng.

Kế hoạch chia cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu, tăng vốn lên trên 60.000 tỷ đồng

Tại đại hội, ban lãnh đạo ngân hàng trình kế hoạch tăng vốn điều lệthêm gần 12.330 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ tức để trả cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2021 và lợi nhuận còn lại luỹ kế đến hết năm 2016.

Trường hợp chưa hoàn thành tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2020, số vốn điều lệ tăng từ 48.057 tỷ đồng lên 60.387 tỷ đồng (tăng 25,6% so với trước khi phát hành).

Trường hợp hoàn thành tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2020, số vốn điều lệ tăng từ 53.700 tỷ đồng lên 66.030 tỷ đồng, tăng 22,9% so với trước khi phát hành.

Ngân hàng cho biết việc tăng vốn là cơ sở để VietinBank nâng cao năng lực tài chính, vị thế và nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo phù hợp với quy mô hoạt động của ngân hàng.

Theo tờ trình phân phối lợi nhuận năm 2022, lợi nhuận riêng lẻ sau thuế 2022 của VietinBank là 16.379 tỷ đồng. Ngân hàng sẽ trích 5% cho quỹ bổ sung vốn điều lệ, 10% cho quỹ dự phòng tài chính và hơn 2.300 tỷ đồng cho quỹ khen thưởng, phúc  lợi.

Sau khi trích các quỹ bắt buộc, lợi nhuận còn lại là 11.521 tỷ đồng sẽ được dùng để chia cổ tức bằng cổ phiếu theo phê duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Phương án phân phối lợi nhuận của VietinBank. (Nguồn: VietinBank).

Ngoài ra, ngân hàng cũng sẽ trình cổ đông thông qua việc miễn nhiệm và bầu bổ sung một thành viên HĐQT là đại diện cho cổ đông ngoại MUFG; niêm yết các trái phiếu phát hành ra công chúng năm 2023 của VietinBank trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sau khi kết thúc các đợt chào bán. 

 Thành viên được bầu bổ sung vào HĐQT thay cho ông Masahiko Oki (Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ VietinBank).

PHẦN THẢO LUẬN:

- Ban lãnh đạo đánh giá triển vọng kinh doanh trong năm 2023 như thế nào? Kết quả kinh doan đến cuối quý I/2023 đạt được ra sao?

Chủ tịch Trần Minh Bình: Năm 2023 rất là năm tương đối khó khăn khi nền kinh tế vĩ mô toàn cầu có nhiều biến cố. Trong báo cáo đánh giá về năm 2023, IMF đưa ra 60 lần từ "không chắc chắn", đồng thời dự bảo tăng trưởng toàn cầu xuống thêm 1%.

Việt Nam cũng là một điểm sáng so với các quốc gia khác nhưng cũng có những vấn đề đặt ra như nguồn lực đầu tư nước ngoài, tiêu dùng,...tổng cầu sụt giảm, cho thấy một năm kinh tế khó khăn.

Chúng tôi đã luôn có sự chủ động trong kinh doanh, thường xuyên liên tục kiểm tra để điều chỉnh linh hoạt.

 Chủ tịch Trần Minh Bình. (Ảnh: VietinBank)

Tính đến hết quý I, tổng tài sản tăng 0,9%, đạt hơn 1,6 triệu tỷ đồng. Dư nợ tín dụng tăng trưởng 4,6% là sự nỗ lực rất lớn trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn ngành chỉ đạt 2%. VietinBank thuộc một trong các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng tốt nhất. Các nhóm khách hàng tập trung của ngân hàng gồm SME, FDI, DN nhà nước lớn.

Nguồn vốn tăng trưởng phù hợp, tăng không nhiều nhưng đảm bảo khả năng thanh khoản. Về lãi suất, chúng tôi không những không tăng mà còn chủ động giảm lãi suất huy động. Điều chỉnh cơ cấu tỷ trọng nguồn vốn, tăng tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn có chi phí rẻ.

Nhìn chung, kết quả quý I của VietinBank đều đạt và vượt so với kế hoạch. Do số liệu chưa chính thức nên chúng tôi chưa công bố, hiệu quả tăng so với trước đây.

Nợ xấu cuối quý I ở mức 1,28%.

Ông Trần Văn Tần - Thành viên HĐQT: Tính đến 31/3/2023: Dư nợ tín dụng (cả cho vay khách hàng + trái phiếu doanh nghiệp) tăng 4,6%. Trong đó, cho vay tăng 28.091 tỷ đồng, tăng 4,61%; TPDN giảm 1,43%

 Tỷ trọng phân khúc tín dụng đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong năm 2022 và theo hướng tập trung vào phân khúc bán lẻ.

- Tình hình bán bảo hiểm bancassurance tại ngân hàng ra sao?

Ông Nguyễn Hoàng Dũng, Phó TGĐ phụ trách điều hành: Bancas là hoạt động bình thường trong các NHTM. Năm 2022 là năm bản lề đột phá trong lĩnh vực bancascủa VietinBank. Đối với mảng nhân thọ là năm đầu hợp tác Manulife và mảng phi nhân thọ là năm đầu hợp tác với VBI với có kiện toàn nhân sự cấp cao cũng như điều chỉnh về phương thức triển khai hoạt động

Cuối năm 2022, VietinBank đứng thứ 9/25 về mảng chéo bản hiểm trong số các ngân hàng. Hoa hồng đạt được từ mảng nhân thọ là 418 tỷ đồng, và phi nhân thọ là 416 tỷ đồng, đóng góp 26% thu phí hoạt động bán lẻ.

Riêng trong quý I tình hình có 1 số khó khăn, tổng thu phí đạt được là 263 tỷ đồng, xếp hạng thứ 5/25 các ngân hàng. Trong đó mảng phi nhân thọ là 60 tỷ đồng.

Trong năm 2023, VietinBank đặt mục tiêu tăng trưởng khá thách thức với mảng bảo hiểm với mục tiêu doanh thu phí đạt 4.080 tỷ đồng, tăng  30%, thu phí bảo hiểm về ngân hàng đạt 809 tỷ đồng trong đó mảng nhân thọ qua Manulife tăng 51%.

VietinBank xác định sản phẩm bancas là nhằm mục đích phục vụ khách hàng, do đó chúng tôi cực kỳ nghiêm khắc trong việc chuẩn mực nghiệp vụ quy trình bancas và đào tạo nhân viên bán, đồng thời thông qua bộ máy kiểm soát nội bộ để kiểm soát, đánh giá các tư vấn viên có thực hiện đúng các chuẩn mức đạo đức hay không.

Từ năm 2022 tới nay, chúng tôi chưa nhận được chưa nhận được phản hồi tiêu cực nào từ khách hàng, cơ quan báo chí hay cơ quan giám sát về lĩnh vực này.

Chúng tôi sẽ thực hiện bán combo chứ không bán riêng lẻ, để khách hàng cân nhắc lợi ích hiểu thấu đáo về sản phẩm, lợi ích họ có thể đạt được.

VietinBank sẽ đa dạng hoá tệp khách hàng của bancas, lâu nay là khách hàng ưu tiên nhưng năm nay chiến lược của chúng tôi sẽ đa dạng hoá không chỉ là khách hàng vay, mà còn khách hàng gửi tiền và sử dụng dịch vụ của ngân hàng; không chỉ KH ưu tiên mà còn nhóm KH còn lại.

Chúng tôi cũng sẽ cùng với các đối tác bảo hiểm thực hiện các chương trình trao đổi gặp gỡ lắng nghe khách hàng để thiết kế từng sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng theo từng độ tuổi, loại hình, ngành nghề,...

- Room tín dụng VietinBank được NHNN cấp năm 2023 là bao nhiêu?

Ông Trần Văn Tần - Thành viên HĐQT: Room tín dụng mà VietinBank được cấp năm 2022 là 12,47% và năm 2023 trong giai đoạn đầu là 8,7%.

Đại hội thông qua tất cả tờ trình.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Diệp Bình

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.