|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Toàn cảnh vị trí dự kiến xây cầu vượt sông Cổ Bồng nối Kim Thành, Hải Dương với An Dương, Hải Phòng

14:50 | 11/09/2023
Chia sẻ
Một cây cầu vượt sông Cổ Bồng dự kiến xây dựng nối huyện Kim Thành, Hải Dương với An Dương, Hải Phòng.

Video: Toàn cảnh khu vực quy hoạch cầu.

Sơ đồ vị trí dự kiến quy hoạch xây cầu vượt sông Cổ Bồng nối Hải Dương - Hải Phòng.

Theo dự thảo Bản đồ phương án sử dụng đất TP Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, một cây cầu vượt sông Cổ Bồng dự kiến được xây dựng nối các huyện Kim Thành, Hải Dương và An Dương, TP Hải Phòng.

Cụ thể, theo bản đồ nêu trên, cầu vượt sông Cổ Bồng dự kiến đi qua các xã Đồng Cẩm (sáp nhập từ xã Cẩm La và Đồng Gia) huyện Kim Thành và xã An Hòa, huyện An Dương. Bên phía xã An Hòa, phần đường dẫn lên cầu đi qua khu vực thôn Hà Nhuận và hướng về KCN An Dương (theo quy hoạch).

Phần đường dẫn này có thể đi qua nhiều nhà dân gần với khu vực chùa Mông Khánh.

Từ thôn Hà Nhuận, đường dẫn lên cầu hướng về sông Cổ Bồng, đi qua khu vực đất nông nghiệp thuộc thôn Hà Nhuận, xã An Hòa.

Bên phía tỉnh Hải Dương, theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Kim Thành, tuyến đường dẫn có hai nhánh. Nhánh 1 hướng về xã Kim Tân và đường tỉnh lộ 390.

Nhánh đối diện hướng về xã Đồng Cẩm và đường tỉnh 188.

Cây cầu vượt sông Cổ Bồng nối Kim Thành với An Dương chủ yếu đi qua đất nông nghiệp của hai địa phương.

Bên phía huyện Kim Thành, đường dẫn lên cầu có thể đi qua đường liên xã từ Đồng Cẩm đi Kim Tân.

Tuyến đường dẫn này đi gần với thôn Minh Tiến, xã Đồng Cẩm.

Tuyến đường dẫn dự kiến đi qua khoảng giữa thôn Minh Tiến, chùa Cẩm La và hướng về đường DT188.

(Đồ họa trong bài được vẽ tương đối căn cứ theo dự thảo bản đồ Phương án sử dụng đất TP Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và bản đồ Quy hoạch sử dụng đất huyện Kim Thành đến năm 2030).

Hạ Vũ

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.