|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Tiểu thương tại Chùa Bộc xả hàng 'giá rẻ như cho' trước khi bị giải phóng mặt bằng

11:25 | 27/02/2023
Chia sẻ
Con phố được mệnh danh là một trong những "kinh đô thời trang" của Thủ đô nay rơi vào cảnh im lìm, nhiều tiểu thương tranh thủ xả hàng để thu hồi vốn.

Sau khi nhận đền bù giải phóng mặt bằng để phục vụ dự án xây dựng hoàn thiện nút giao Chùa Bộc - Thái Hà, nhiều nhà trong diện quy hoạch đã bị phá dỡ. 

Ghi nhận của người viết ngày 26/2, dọc phố Chùa Bộc là cảnh ngổn ngang. Theo UBND TP Hà Nội, khu vực giải phóng mặt bằng này có khoảng 110 hộ dân nằm trong diện quy hoạch, cần di dời. Tổng mức đầu tư hơn 535 tỷ đồng, trong đó hơn 470 tỷ đồng là chi phí giải phóng mặt bằng.

Nhiều bức tường vừa bị phá dỡ xuất hiện thông báo “cần mua nhà đất mặt đường” kèm theo số điện thoại của người mua.

Bà Nụ (80 tuổi, người dân trên phố Chùa Bộc) cho biết, nhờ tiền cho thuê nhà, trước đây gia đình bà thu về 20 triệu đồng mỗi tháng. Thời gian tới, việc phải tháo dỡ nhà để phục vụ giải phóng mặt bằng sẽ khiến gia đình bà mất nguồn thu, sinh hoạt có lẽ sẽ khó khăn hơn.

Một số hộ kinh đang chờ ngày tháo dỡ cho biết, vì đã kinh doanh tại đây trong thời gian dài nên nếu phải chuyển đi nơi khác, việc làm ăn sẽ gặp khó khăn do mất đi lượng khách quen.

Nhiều tiểu thương tranh thủ xả hàng, giảm giá sản phẩm trong thời gian chờ giải quyết thủ tục đền bù.

Tại cửa hàng thời trang Kim Ngọc, để thu hồi vốn, chủ cơ sở giảm từ 40% đến 70tuỳ loại trang phụcriêng quần đùi và sơ mi nam giảm chỉ còn 100k/3 chiếc.

Sau khi giải phóng mặt bằng, nhiều hộ kinh doanh đang trong quá trình xây, sửa nhà để chuẩn bị buôn bán, song phía trước vẫn còn ngổn ngang vật liệu.

Chùa Bộc là phố chuyên kinh doanh thời trang, vốn đông đúc vào các ngày cuối tuần, nay rơi vào cảnh im lìm.

Dự án Xây dựng hoàn thiện nút giao Chùa Bộc - Thái Hà có tổng chiều dài trên 521m. UBND TP Hà Nội đã ban hành giá đất bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng tại khu vực này là 47,1 triệu đồng/m2.

Diễm Ly