|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Nhìn lại hoạt động đầu tư mạo hiểm vào các startup Đông Nam Á suốt 10 năm qua

08:54 | 01/06/2022
Chia sẻ
Xu hướng đầu tư mạo hiểm trong 10 năm qua tại Đông Nam Á cho thấy sự phát triển vượt trội của hệ sinh thái startup tại đây.

Trong hơn 10 năm qua, hơn 12.000 startup đã được sáng lập tại Đông Nam Á. Đằng sau con số ấn tượng này là một làn sóng đầu tư mạo hiểm.

Dữ liệu của Tech in Asia cho thấy, so với năm 2021, số thương vụ đầu tư mạo hiểm trong khu vực trong năm 2021 đã tăng gần 7 lần.

 Số thương vụ gọi vốn tại Đông Nam Á từ năm 2012 đến 2021. (Nguồn: Tech in Asia, Đồ hoạ: Thái Sơn).

 Giá trị gọi vốn tại Đông Nam Á từ năm 2012 đến 2021. (Nguồn: Tech in Asia, Đồ hoạ: Thái Sơn).

Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại Đông Nam Á đã tiến xa tới mức nào?

Từ năm 2012 đến năm 2021, số vòng đầu tư mạo hiểm và giá trị đầu tư mạo hiểm tại Đông Nam Á thực sự thăng hoa. Tổng số lượng vốn gọi tăng 180 lần trong khi đó số vốn gọi đầu tư mạo hiểm tăng hơn 150 lần trong giai đoạn 10 năm này.

Dù vậy, có một xu hướng khá thú vị là số lượng vòng gọi vốn ghi nhận được ở Đông Nam Á gần như đi ngang trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018 và từ năm 2019 đến năm 2020.

Lim Kuo-Yi, đối tác của Monk’s Hill Ventures, nhận định rằng các con số này chỉ tính đến các vòng đầu tư được công bố. “Có nhiều vốn và nhà đầu tư trên thị trường đến mức số lượng vòng gọi vốn không thể không tăng trong các giai đoạn này”, ông chia sẻ.

Một điểm đáng chú ý khác là mặc dù số vòng gọi vốn tăng theo tỷ lệ khá đều đặn, số vốn kêu gọi thành công lại tăng tới gấp 7 lần từ năm 2019 đến năm 2021.

Năm ngoái, 45,6% hoạt động gọi vốn được đổi vào 2 công ty là Sea và Grab. Khi không tính đến các vòng gọi vốn liên quan đến IPO và hậu IPO, nhóm 10 công ty có số vốn gọi cao nhất chiếm tới 2/3 tổng số vốn kêu gọi được trong năm 2021.

Dù vậy, điều này không đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư mạo hiểm đang bỏ quên phần còn lại của hệ sinh thái startup Đông Nam Á. Thực tế, 25 “kỳ lân” được tạo ra trong năm 2021 đã bỏ túi tới 9 tỷ USD vốn đầu tư.

 

 Số lượng vòng gọi vốn chia theo giai đoạn gọi vốn của các startup Đông Nam Á từ năm 2012 đến 2021. (Nguồn: Tech in Asia, Đồ hoạ: Thái Sơn).

Theo giai đoạn gọi vốn, Tech in Asia nhận thấy số lượng vòng gọi vốn tăng lên được thúc đẩy bởi các vòng gọi vốn thuộc giai đoạn pre-series (giai đoạn sớm). Tuy nhiên, tăng trưởng của các vòng gọi vốn giai đoạn này có dấu hiệu chậm lại vào giai đoạn 2019 – 2021.

 Tỷ trọng các vòng gọi vốn pre-series có quy mô lớn hơn 500.000 USD. (Dữ liệu: Tech in Asia, Đồ hoạ: Thái Sơn). 

 Tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước của số vòng đầu tư giai đoạn pre-series. (Dữ liệu: Tech in Asia, Đồ hoạ: Thái Sơn).  

“Rào cản gia nhập” đối với các vòng gọi vốn pre-series ngày càng cao. Nếu như trong năm 2012, chỉ 6,4% các vòng gọi vốn pre-series có quy mô bằng hoặc lớn hơn 500.000 USD. Đến năm 2021, hơn một nửa trong số các vòng gọi vốn pre-series đã đạt quy mô gọi vốn 500.000 USD trở lên.

Dù vậy, trong năm 2019, số lượng các vòng gọi vốn pre-series tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018 bất chấp cạnh tranh gia tăng. Đây là một dấu hiệu của việc hệ sinh thái bắt đầu “trưởng thành” khi có nhiều nhà đầu tư và startup xuất hiện trên thị trường, Chris Sirise, đối tác Saison Capital, nói.

 Số lượng các nhà đầu tư trung bình cùng tham gia vào một vòng đầu tư. (Dữ liệu: Tech in Asia, Đồ hoạ: Thái Sơn). 

 Tỷ trọng các vòng đầu tư có 3 nhà đầu tư trở lên cùng thanh gia.  (Dữ liệu: Tech in Asia, Đồ hoạ: Thái Sơn).  

Kể từ năm 2012, số nhà đầu tư trung bình tham gia một vòng gọi vốn và số vòng gọi vốn có từ 3 nhà đầu tư tham gia trở lên cũng tăng mạnh.

Một trong những startup có vòng gọi vốn có nhiều nhà đầu tư tham gia nhất có thể kể đến Yield Guild Games khi có tới 16 nhà đầu tư tham gia vào vòng gọi vốn 10,4 triệu USD. Bên cạnh đó, Web3Auth và EthSign cũng có những vòng gọi vốn với 17 nhà đầu tư đồng tham gia.

Một cú nổ lớn cho những người chiến thắng

Mặc dù đầu tư mạo hiểm tại Đông Nam Á tăng mạnh trong 10 năm qua, phần lớn vốn được kêu gọi trong 3 năm gần nhất. Dữ liệu của Tech in Asia cho thấy hơn 75% vốn gọi từ năm 2019 đến 2021 được thực hiện trong năm 2021.

 Phân phối vốn đầu tư theo giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2021. (Dữ liệu: Tech in Asia, Đồ hoạ: Thái Sơn). 

Cùng thời điểm, vốn cũng không được phân phối đều theo ngành. Phân tích cho thấy top 3 ngành được đầu tư nhiều nhất chiến tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư.

 Phân phối vốn đầu tư theo ngành trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2021. (Dữ liệu: Tech in Asia, Đồ hoạ: Thái Sơn). 

Logistics là ngành thu hút nhiều vốn đầu tư nhất tại Đông Nam Á từ 2021 đến 2021 với 25,6% tổng vốn kêu gọi được. TMĐT và fintech là các lĩnh vực thực hiện nhiều vòng đầu tư nhất. Điều này cho thấy các công ty logistics và vận chuyển thường thực hiện được các thương vụ quy mô lớn.

 Các ngành thu hút nhiều vốn đầu tư nhất từ năm 2012 – 2021. (Dữ liệu: Tech in Asia, Đồ hoạ: Thái Sơn). 

Điều gì sẽ đến trong 10 năm tới?

Dù vậy, các xu hướng gần đây cho thấy hoạt động đầu tư mạo hiểm đang tăng dần ở các lĩnh vực khác trong hệ sinh thái startup Đông Nam Á.

Mặc dù TMĐT, fintech và logistics/vận tải vẫn chiếm phần lớn bức tranh đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư cũng đang chú ý nhiều hơn đến các mảng ngách.

Hưởng lợi từ xu hướng chuyển đổi số do COVID-19 thúc đẩy, các lĩnh vực như công nghệ giáo dục và trò chơi đang chứng kiến đầu tư tăng lần lượt 17 lần vào 60 lần trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến 2021. Đầu tư vào lĩnh vực công nghệ sinh học cũng tăng mạnh trong cùng kỳ.

Nhìn rộng hơn, vốn đầu tư mạo hiểm không chỉ tăng lên mà còn tạo ra nhiều trung tâm khởi nghiệp tại Đông Nam Á. Indonesia và Singapore vẫn dẫn đầu ở số lượng vòng đầu tư, tuy nhiên Phiippines và Việt Nam cũng đang nhận được nhiều sự chú ý những năm trở lại đây.

 Số thương vụ đầu tư mạo hiểm tại Indonesia từ 2012 đến 2021. (Dữ liệu: Tech in Asia, Đồ hoạ: Thái Sơn). 

 Số thương vụ đầu tư mạo hiểm tại Singapore từ 2012 đến 2021. (Dữ liệu: Tech in Asia, Đồ hoạ: Thái Sơn).  

 Số thương vụ đầu tư mạo hiểm tại Philippines từ 2012 đến 2021. (Dữ liệu: Tech in Asia, Đồ hoạ: Thái Sơn).  

 Số thương vụ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam từ 2012 đến 2021. (Dữ liệu: Tech in Asia, Đồ hoạ: Thái Sơn).   

 Số thương vụ đầu tư mạo hiểm tại các quốc gia còn lại tại Đông Nam Á từ 2012 đến 2021. (Dữ liệu: Tech in Asia, Đồ hoạ: Thái Sơn).   

“Nếu bạn là một startup ở Singapore và Indonesia trước đây, bạn thường nhận được nhiều vốn hơn các startup ở các khu vực khác tại Đông Nam Á”, ông Sirise của Saison Capital nói. Tuy nhiên, Việt Nam và Phillipines đã nổ lên như các trung tâm khởi nghiệp dồi dào vốn thời gian gần đây, ông chia sẻ thêm.

Tech in Asia nhận định các cơ hội ở Đông Nam Á cũng sẽ thu hút các nhà đầu tư quốc tế tìm đến khu vực này.

Nam Khánh