|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Bức tranh tươi sáng của ‘cuộc đua’ fintech tại Việt Nam

14:00 | 20/11/2022
Chia sẻ
Ngân hàng số, công nghệ bảo hiểm (insurtech), thanh toán, quản lý tài sản/tiền mã hoá và web3 là các lĩnh vực fintech hấp dẫn tại Việt Nam trong thời gian tới.

Việt Nam đang ở chặng đầu của cuộc cách mạng fintech. Theo Redseer, các yếu tố vĩ mô tại Việt Nam đang tạo ra cơ hội lớn để hệ sinh thái fintech phát triển trong những năm tới.

Trong năm 2021, một nửa dân số Việt Nam chưa tiếp cận được dịch vụ ngân hàng. (Nguồn: Redseer, Việt hoá: Thái Sơn). 

Số lượng dân số tiếp cận được với các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng nhanh (với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt 12%) trong 5 năm tiếp theo. Với tốc độ này, vào năm 2029, 89% dân số Việt Nam sẽ được các ngân hàng phục vụ. Một số yếu tố khác như tỷ lệ sử dụng internet hay tỷ lệ sử dụng các loại thẻ tăng mạnh trogn 5 năm tới cũng là điều kiện thuận lợi để fintech thăng hoa.

Chi phí dữ liệu di động thấp, dân số trẻ yêu công nghệ và tỷ lệ người dùng điện thoại di động cao cũng là chất xúc tác để người dùng chi tiêu trực tuyến nhiều hơn trong tương lai gần.

 Các lĩnh vực như ngân hàng số, công nghệ bảo hiểm, thanh toán và web3 có nhiều xu hướng mới. (Nguồn: Redseer, Việt hoá: Thái Sơn). 

Thanh toán và quản lý tài sản/tiền mã hoá là các lĩnh vực nhận được nhiều đầu tư và sự quan tâm của người dùng ở Việt Nam, theo Redsee. Dù vậy, sự nổi lên của những lĩnh vực mới như ngân hàng số, công nghệ bảo hiểm hay web3 cũng hứa hẹn mang lại nhiều sự sáng tạo và đổi mới ở sân chơi fintech.

Redseer nhận định công nghệ bảo hiểm (insurtech) sẽ là lĩnh vực sẽ thăng hoa ở Việt Nam trong một vài năm tới trong bối cảnh tỷ lệ thâm nhập hiện tại của insurtech hiện ở mức khá thấp (~3-3%).

 Công nghệ bảo hiểm (insurtech) được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2021 đến 2026. (Nguồn: Redseer, Việt hoá: Thái Sơn). 

Mặc dù thị trường insurtech tại Việt Nam vẫn còn khá sơ khai ở thời điểm hiện tại, nó có thể đón nhận mốc tăng trưởng từ 4 đến 5 lần trong 5 năm tới khi người dùng đón nhận các kênh số khi tìm đến sản phẩm bảo hiểm. Lúc này, cuộc chơi insurtech ở Việt Nam có sự hiện diện của cả các công ty địa phương và khu vực. Các công ty khu vực bắt đầu hành trình của mình bằng cách hợp tác với các công ty nền tảng đa quốc gia như Grab hay Shopee. Dù vậy, hiện tại, họ cũng bắt đầu hợp tác với cả các công ty địa phương.

Về mảng ngân hàng số, Redseer nhận định số lượng tài khoản ngân hàng số được kỳ vọng tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm lên ới 20-25% trong vòng 5 năm tới để chạm mốc con số 13 triệu tài khoản vào năm 2026.

 Việt Nam hiện chưa cấp giấy phép ngân hàng thuần số. (Nguồn: Redseer, Việt hoá: Thái Sơn). 

Sự phổ biến của ví điện tử sẽ là động lực thúc đẩy chính cho sự gia tăng số lượng tài khỏn ngân hàng số ở Việt Nam, bên cạnh một số yếu tố vĩ mô có tác động tích cực khác là tỷ lệ dùng smartphone và internet tăng. Các ngân hàng truyền thống cũng tăng cường đầu tư vào ngân hàng số góp phần thúc đẩy sự phát triển hệ sinh thái số tại Việt Nam.

Kết lại báo cáo về bức tranh fintech tại Việt Nam, Redseer ghi nhận đầu tư bùng nổ trong năm 2021.

 Đầu tư vào fintech Việt Nam đạt kỷ lục trong năm 2021. (Nguồn: Redseer, Việt hoá: Thái Sơn). 

Theo số lượng thương vụ, các startup giai đoạn pre-seed và seed chiếm phần lớn. Trong khi đó, nếu xét theo giá trị thương vụ, các startup từ Series A trở đi chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Thái Sơn