|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Thăng trầm cuộc đời nữ đại gia bất động sản thập niên 90 Dương Thị Bạch Diệp

14:34 | 10/01/2021
Chia sẻ
Cuộc đời của nữ đại gia Bạch Diệp gắn liền với bất động sản và siêu xe có những thăng trầm cả về tiền tài lẫn tù tội.

Như thông tin đã đưa, mới đây Cơ quan Cảnh sát điều tra, thuộc Bộ Công An đã di lý bà Bạch Diệp vào TP HCM để xét xử cùng ông Nguyễn Thành Tài, cựu Phó Chủ tịch UBND thành phố và 8 bị cáo khác trong hai ngày 18 và 19/1 trong sai phạm hoán đổi nhà.

Theo cáo buộc từ cơ quan điều tra, năm 2018, thửa đất 57 Cao Thắng (quận 3, TP HCM) được bà Diệp mua lại để hoán đổi lấy khu đất 185 Hai Bà Trưng từ Trung tâm Ca nhạc nhẹ TP HCM.

Tuy nhiên trước đó thửa đất quận 3 này đã bị bà Diệp thế chấp vào ngân hàng Agribank từ cuối năm 2008 để vay hơn 21.000 lượng vàng rồi hoán đổi cho Trung tâm Ca nhạc nhẹ nhưng không hề thông báo về việc thế chấp.

Kết quả điều tra nêu rõ bà Dương Thị Bạch Diệp chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu nhà nước là khu đất tọa lạc ở số 185 Hai Bà Trưng, có giá trị hơn 186 tỷ đồng.

Từ đại gia bất động sản đi lên bằng hai bàn tay trắng

Bà Dương Thị Bạch Diệp sinh năm 1948 tại TP Quy Nhơn, Bình Định. Bà Diệp là một trong số các con em cán bộ miền Nam được chọn ra Bắc học tập.

Năm 1971, bà Diệp tốt nghiệp trường Đại học Ngoại thương Hà Nội và được điều về công tác tại Chi nhánh Thủ công mỹ nghệ Hải Phòng, với vị trí cán bộ lao động tiền lương. Sau đó chuyển về làm việc tại Tổng kho Trung Trung Bộ, có trụ sở ở Bình Định.

Năm 1975, bà Diệp cùng gia đình chuyển vào sinh sống tại An Giang, nhận công tác tại Công ty Vận tải thuỷ An Giang. Sau đó nữ đại gia tiếp tục được thuyên chuyển về Công ty Bao bì xuất khẩu, trực thuộc Bộ Ngoại thương tại TP HCM.

Thăng trầm cuộc đời nữ đại gia bất động sản thập niên 90 Dương Thị Bạch Diệp - Ảnh 1.

Bà Dương Thị Bạch Diệp bên siêu xe Rolls-Royce biển tứ quý 7 trị giá 1,4 triệu USD. (Ảnh: Vietnamnet).

Trải qua nhiều năm làm công chức nhà nước, đến năm 1984, bà Diệp quyết định xin nghỉ việc để bắt tay vào khởi nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản. Trong những ngày đầu khởi nghiệp bất động sản, bà Bạch Diệp bắt đầu đi từ việc mua lại những căn nhà/chung cư cũ rồi cải tạo để bán với giá cao hơn.

Mãi đến năm 2002 sau khi tích luỹ đủ vốn, nữ doanh nhân này đã thành lập Công ty TNHH Bất động sản Diệp Bạch Dương, có trụ sở chính tại 179 Bis Hai Bà Trưng, phường 6, quận 3, TP HCM.

Diệp Bạch Dương có vốn điều lệ hơn 905,6 tỉ đồng, trong đó bà Dương Thị Bạch Diệp góp 57,54%, tương đương hơn 521 tỉ đồng, một cá nhân khác là bà Nguyễn Thị Châu Hà góp 42,46% còn lại, tương đương trên 384,5 tỉ đồng. Lĩnh vực hoạt động chính của Diệp Bạch Dương là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.

Chia sẻ với báo giới, bà Diệp từng cho biết Diệp Bạch Dương sở hữu nhiều biệt thự và khu "đất vàng" tại TP HCM như: Dự án khách sạn 5 sao Diep Bach Duong's Senla Boutique (Senla Boutique tại 111 Hai Bà Trưng); dự án Khách sạn kết hợp trung tâm hội nghị, tiệc cưới cao cấp tại số 179Bis Hai Bà Trưng; 7 mặt bằng tại tại số 31 Lê Duẩn (Quận 1, TP HCM).

Hai năm sau khi thành lập Diệp Bạch Dương, bà Bạch Diệp tiếp tục mở công ty Nam Nam Phương, trụ sở chính tại số 28 Lê Văn Hưu, phường Bến Nghé, Quận 1, TP HCM. Trước ngày 25/10/2016, công ty do ông Nguyễn Sơn Dũng sinh năm 1968 làm người đại diện theo pháp luật và chủ doanh nghiệp.

Từ ngày 25/10/2016 trở đi, theo giấy thay đổi nội dung đăng kí doanh nghiệp do phòng đăng kí kinh doanh TP HCM cấp, bà Diệp trở thành chủ doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của Nam Nam Phương.

Ngoài hai công ty nói trên, bà Dương Thị Bạch Diệp còn là người đại diện theo pháp luật của hai công ty khác, gồm Công ty TNHH Bất động sản Châu Sơn và Công ty TNHH Bất động sản Nam Đông Dương. Song đến nay, hai công ty này đã ngừng hoạt động.

Đến vướng nợ xấu ngân hàng và phá sản

Để có dòng tiền đầu tư dự án, bà Diệp đã phải thực hiện nhiều hợp đồng tín dụng với ngân hàng. Trong số đó, có những khoản vay đã trở thành nợ xấu theo công bố của Bộ Công An.

Cụ thể, tháng 10/2008, bà Bạch Diệp ký hợp đồng vay 14.000 lượng vàng SJC tại Agribank chi nhánh TP HCM để mua căn nhà 57 Cao Thắng, Quận 3, TP HCM. Sau đó bà chủ Dương Bạch Diệp tiếp tục vay thêm 67.000 lượng vàng SJC thông qua ba hợp đồng tín dụng trong khoảng thời gian tháng 12/2008 - 1/2009. Tuy nhiên, cả ba hợp đồng đều không trả nợ đúng hạn.

Toàn bộ dư nợ gốc còn lại là 66.000 lượng vàng SJC, được thống nhất chuyển đổi sang tiền Việt Nam trị giá gần 3.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay Diệp Bạch Dương vẫn chưa có khả năng chi trả khoản nợ này và được chuyển thành nợ xấu.

Năm 2014, Kiếm toán Nhà nước cũng chỉ ra sai phạm của Agribank chi nhánh TP HCM trong việc giải ngân cho Công ty Diệp Bạch Dương vay hơn 3.700 tỷ đồng dư nợ đến ngày 31/12/2012.

Trao đổi với báo giới vào tháng 8/2014, bà Dương Thị Bạch Diệp vẫn khẳng định thông tin nợ gần trăm nghìn tỷ đồng tới mức phải bán công ty là sai sự thật. Theo bà Diệp, tổng tài sản trên giấy tờ của bà khi đó ước khoảng 10.000 tỷ đồng, do đó với khoản nợ 3.700 tỷ đồng thì chỉ cần bán một số dự án lớn là đủ để giải quyết.

Mới đây, Bộ Công An đã tách vụ án Agribank TP HCM cho Công ty Diệp Bạch Dương vay vàng để điều tra riêng. Theo cơ quan điều tra, hiện với dư nợ 5.244 tỷ đồng trong khi tài sản đảm bảo chỉ có giá 2.168 tỷ, Agribank TP HCM không có khả năng thu hồi hàng nghìn tỷ và có dấu hiệu mất vốn.

Ngoài ra, cuối năm 2018 trong danh sách 256 doanh nghiệp nợ thuế được Cục Thuế TP HCM công bố có tên Diệp Bạch Dương, với số tiền nợ đọng lên tới 35 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, tình hình tài chính công ty bất động sản Diệp Bạch Dương cũng liên tục xấu đi trong những năm gần đây. Năm 2017, Diệp Bạch Dương ghi nhận doanh thu 762 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 341 tỷ đồng thì đến năm 2018 con số này chỉ còn 13 tỷ đồng và 11 tỷ đồng, tương ứng với mức giảm 98% và 97%.

Tổng tài sản doanh nghiệp tính đến 31/12/2019 là 2.637 tỷ đồng, nợ phải trả là hơn 3.000 tỷ đồng và đều là nợ ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu âm gần 497 tỷ đồng.

Thăng trầm cuộc đời nữ đại gia bất động sản thập niên 90 Dương Thị Bạch Diệp - Ảnh 3.

Vướng vòng lao lý ở tuổi 70

Bà Dương Thị Bạch Diệp nổi tiếng là nữ đại gia hiếm hoi tại Việt Nam sở hữu siêu xe Rolls-Royce biển tứ quý 7 trị giá 1,4 triệu USD, thuộc vào loại đắt nhất Việt Nam lúc đó. Theo bà Diệp, đây là món quà của các con bà mua tặng vào năm 2008. Xe về tới Việt Nam vào tháng 1/2008, giá xe lúc đó là 496.360 USD, thuế nhập khẩu và thuế trước bạ 882.092 USD, phí vận chuyển 10.000 USD.

Tuy nhiên, cũng tương tự như số phận hẩm hiu của nhiều đại gia có trong tay Rolls-Royce khác ở Việt Nam, trong chặng đường kinh doanh của mình, bà trùm bất động sản thập niên 90 cũng đã không ít lần vướng vòng lao lý.

Bà Diệp từng hai lần bị giam vào các năm 1982 và 1994 với cáo buộc "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Tuy nhiên, cả hai lần đó bà sớm được tại ngoại vì cơ quan điều tra không có đủ chứng cứ để kết tội.

Ngày 25/1/2019, cơ quan cảnh sát điều tra, thuộc Bộ Công An đã bắt tạm giam bà Dương Thị Bạch Diệp với tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Cùng với bà Diệp, 9 nguyên cán bộ TP HCM khác cũng bị bắt giữ, trong đó có ông Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP HCM. Tất cả đều liên quan tới vụ việc hoán đổi tài sản công tại Trung tâm Ca nhạc nhẹ TP HCM số 185 Hai Bà Trưng, TP HCM.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thiên Trường

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.