|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Những ngành sản xuất công nghiệp chịu tác động nặng nề nhất bởi COVID-19 trong 6 tháng đầu năm

17:46 | 29/06/2020
Chia sẻ
Ô tô, đường kính và bia là ba mặt hàng công nghiệp chứng kiến sự sụt giảm sản lượng mạnh nhất trong 6 tháng đầu năm do ảnh hưởng của COVID-19 trên toàn cầu và thay đổi chính sách của Chính phủ.

Sản xuất công nghiệp trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề trong quí II do ảnh hưởng của COVID-19, tốc độ tăng giá trị tăng thêm chỉ đạt 0,74% so với cùng kì, số liệu từ Tổng cục Thống kê (GSO). Tính chung 6 tháng đầu năm, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 2,71%; trong đó công nghiệp chế biến chế tạo chỉ tăng 4,96%, là mức tăng thấp nhất của nửa đầu năm (tính từ 2011). 

Nhưng Tổng cục Thống kê cũng lưu ý rằng, do dịch bệnh sớm được kiểm soát trong nước, các lĩnh vực của nền kinh tế đang bước vào trạng thái hoạt động bình thường trở lại, sản xuất công nghiệp có sự khởi sắc và lấy dần đà tăng trưởng cao từ tháng 5/2020. 

Dịch COVID-19 bùng phát mạnh trên nhiều quốc gia ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất công nghiệp, đặc biệt là ngành chế biến, chế tạo. Bên cạnh đó, Nghị định 100 thay đổi thói quen uống rượu, bia của người dân, qua đó tác động đến ngành sản xuất đồ uống. 

Trong các ngành công nghiệp cấp II, nhiều ngành có chỉ số sản xuất giảm sâu sau nửa đầu năm gồm: xe có động cơ -16,4%; khí đốt tự nhiên - 11,3%; sản xuất đồ uống -8,8%; sản xuất xe máy -8,4%... 

Ở chiều ngược lại, các ngành có chỉ số sản xuất tăng cao gồm: sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu +27,9%; sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế +15%; khai thác quặng kim loại +13,3%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học +9,8%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy +9,1%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất +7,8%; sản xuất sản phẩm thuốc lá +7,2%...

Các sản phẩm công nghiệp chủ lực giảm mạnh sản lượng sản xuất: ô tô -26,6%; đường kính -23,7%; bia -17,4%; dầu thô khai thác -13,9%; vải dệt từ sợi nhân tạo -13%; sắt, thép thô -10,2%; khí đốt thiên nhiên dạng khí -9,1%; điện thoại di động -8,5%; khí hóa lỏng LPG -8,1%; quần áo mặc thường -6,9%; xe máy -6,4%; giày, dép da -4,6%; thức ăn cho gia súc -4%...

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/6/2020 tăng 26,7% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm 2019 tăng 16,1%) cho thấy việc tồn ứ hàng hóa do ảnh hưởng cầu yếu. 

Các ngành có chỉ số tồn kho tăng cao bao gồm: sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học +156,2%; sản xuất xe có động cơ +129,6%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế +61,9%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn +39,5%; sản xuất trang phục +39,4%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic +38,9%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất +38,4%; sản xuất kim loại +35,7%; sản xuất thuốc lá +33,7%; sản xuất chế biến thực phẩm +29,4%; dệt +28,1%...

Những ngành sản xuất công nghiệp chịu tác động nặng nề nhất 6 tháng đầu năm - Ảnh 1.

Đồ họa: Justin Bui - Số liệu: GSO

Đông A

Chủ tịch Sacombank: Tôi không liên quan gì bà Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát
Người đứng đầu ngân hàng nói rằng tất cả tin đồn ảnh hưởng đến ông sẽ ảnh hưởng đến Sacombank, từ đó chắc chắn ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.