Các đô thị vệ tinh, những cây cầu sẽ xây hay những khu đô thị quy mô lớn,... tất cả đều được diễn giải chân thực từ mô hình quy hoạch tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch.
Toàn cảnh mô hình quy hoạch Hà Nội năm 2030, tầm nhìn 2050.
Đoạn đường dẫn lên cầu Đuống bắc qua sông Đuống, nối phường Đức Giang (quận Long Biên) với thị trấn Yên Viên (huyện Gia Lâm).
Hệ thống các cầu vượt sông Hồng nội đô.
Cầu Nhật Tân, cầu dây văng lớn nhất Việt Nam với tổng mức đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng, dài hơn 3,7 km.
Cầu Tứ Liên nối huyện Đông Anh và quận Tây Hồ sẽ được xây dựng trong thời gian tới, tổng chiều dài khoảng 4,84 km.
Nút giao Ngọc Hồi - Giải Phóng nhìn từ sa bàn.
Cầu Ngọc Hồi dự kiến được triển khai trong giai đoạn 2025 - 2030, kết nối khu Nam Hà Nội với các dự án Ecopark, Vinhomes Dream City và và khu đô thị Đại An.
Toàn cảnh khu Nam Hà Nội. Dễ dàng nhận ra công viên hồ điều hòa Yên Sở, khu đô thị bán đảo Linh Đàm và đường vành đai 3 trên cao.
Khu đô thị Nam Thăng Long Ciputra Hanoi nằm liền kề sông Hồng và Hồ Tây.
Vinhomes Riverside Long Biên tại phường Phúc Lợi, quận Long Biên. Dự án này có quy mô 270 ha.
Trục đường Trần Phú - Nguyễn Trãi thuộc địa phận quận Hà Đông.
Khu Tây Nam Hà Nội với loạt khu đô thị An Hưng, Văn Khê và Dương Nội.
Vinhomes Times City nằm cạnh cầu Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng.
Theo quy hoạch chung của Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, Hà Nội có 5 đô thị vệ tinh là Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn.
Toàn cảnh xã Cổ Loa, huyện Đông Anh nhìn từ sa bàn, nơi dự kiến triển khai dự án Vinhomes Cổ Loa.
Đại lộ Thăng Long và khu Tây Hà Nội.
Khu công nghiệp Sài Đồng B gần sân bay Gia Lâm, thuộc địa phận quận Long Biên.
Hoàng Huy
Link bài gốc
https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/ngam-ha-noi-hien-trang-va-tuong-lai-gan-tu-sa-ban-quy-hoach-4220210301154432101.htm