Hà Nội 17 °C | 08:47PM, 08/01/2025
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Loạt doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức tiền mặt tuần tới, cao nhất hơn 57%

08:42 | 09/11/2024
Chia sẻ
Trong tuần từ 11/11 đến 15/11, thị trường chứng khoán có 13 doanh nghiệp chốt ngày giao dịch không hưởng quyền để nhận cổ tức tiền mặt và cổ phiếu.

CTCP Nhựa Bình Minh (Mã: BMP) thông báo 14/11 là ngày đăng ký cuối cùng để nhận tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2024 bằng tiền, tỷ lệ 57,4% (1 cổ phiếu được nhận 5.740 đồng).

Ngày giao dịch không hưởng quyền tương ứng là 13/11. Thời gian thanh toán dự kiến là 5/12.

Với hơn 81,86 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Nhựa Bình Minh cần chi gần 470 tỷ đồng trả cổ tức. The Nawaplastic Industries (Saraburi) - thành viên của Tập đoàn SCG đến từ Thái Lan nắm gần 55% vốn, dự kiến nhận hơn 258 tỷ đồng cổ tức vào tháng 12 tới.

Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ, Nhựa Bình Minh dự kiến dành tối thiểu 50% lợi nhuận sau thuế năm 2024 để chia cổ tức. Những năm gần đây, công ty nhựa này thường duy trì mức cổ tức tiền mặt cao, năm 2023 là 126%, năm 2022 là 84%.

Nguồn: Lâm Anh tổng hợp từ thông tin công ty công bố.

Cổ đông CTCP Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang (Mã: HGM) sắp nhận tạm ứng cổ tức bằng tiền đợt 1 năm 2024, tỷ lệ 20% (1 cổ phiếu nhận 2.000 đồng).

Ngày đăng ký cuối cùng là 13/11, ngày giao dịch không hưởng quyền là 12/11. Thời gian thực hiện là 29/11.

Với 12,6 triệu cổ phiếu đang lưu hành, HGM cần chi 25,2 tỷ đồng trả cổ tức. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) hiện là cổ đông lớn nhất, sở hữu 46,6% vốn HGM, có thể nhận được 11,7 tỷ đồng.

Kể từ khi niêm yết, HGM thường chia cổ tức tiền mặt cho cổ đông, giai đoạn 2021-2022, cổ tức duy trì ở mức 4.000 đồng/cp, sau đó tăng lên 4.500 đồng/cp vào năm 2023. Năm 2024, tỷ lệ cổ tức tiền mặt dự kiến là hơn 15%.

HGM được thành lập vào năm 1995, tiền thân là Xí nghiệp Cơ khí Hà Giang. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là sản xuất kim loại Antimon 99,85% xuất khẩu, thăm dò và chế biến các loại khoáng sản, sản xuất, gia công các mặt hàng cơ khí…

Tuần tới, CTCP Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk – Mã: MCM) chốt ngày 15/11 là ngày đăng ký cuối cùng để nhận tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2024 bằng tiền, tỷ lệ 10% (1 cổ phiếu nhận 1.000 đồng).

Ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/11. Thời gian thanh toán dự kiến là 20/12.

Với 110 triệu cổ phiếu đang lưu hành, công ty cần chi 110 tỷ đồng trả cổ tức. Trong đó, Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam - CTCP (Mã: VLC) sở hữu 59,3% vốn dự kiến nhận hơn 65 tỷ đồng.

Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ, Mộc Châu Milk dự kiến dành tối thiểu 50% lợi nhuận sau thuế năm 2024 để chia cổ tức.

CTCP Tập đoàn Thiên Long (: TLG) thông báo ngày 15/11 là ngày đăng ký cuối để nhận cổ tức năm 2023  tạm ứng cổ tức tiền mặt 2024 với tổng tỷ lệ 20%. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/11.

Theo đó, Thiên Long sẽ tạm ứng cổ tức tiền mặt năm 2024 cho cổ đông với tỷ lệ 10% (1 cổ phiếu sẽ nhận được 1.000 đồng).

Với hơn 78,5 triệu cổ phiếu đang lưu hành, công ty cần chi hơn 78,5 tỷ đồng trả cổ tức. Thời gian thực hiện dự kiến là 29/11.

Trong đợt chia cổ tức này, CTCP Đầu tư Thiên Long An Thịnh sẽ nhận hơn 37 tỷ đồng do nắm 47,52% vốn, Chủ tịch HĐQT Cô Gia Thọ sở hữu 6,27% vốn dự kiến bỏ túi gần 5 tỷ đồng.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, cổ đông công ty đặt mục tiêu cổ tức năm 2025 là 35%. Như vậy, tỷ lệ cổ tức còn lại cần chi trả có thể là 25%.

Bên cạnh đó, Thiên Long sẽ phát hành hơn 7,8 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2023 với tỷ lệ thực hiện là 10:1 (cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu được nhận 1 cổ phiếu mới). Sau phát hành, số cổ phiếu lưu hành của Thiên Long sẽ tăng từ 78,5 triệu lên 86,3 triệu cổ phiếu.

Thiên Long lên kế hoạch cổ tức năm 2023 với tổng tỷ lệ 35% (25% bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu). Trước đó, công ty đã tiến hành trả cổ tức tiền mặt với tổng tỷ lệ 25%, như vậy, “vua bút bi” đã hoàn thành mục tiêu đặt ra.

Nguồn: Lâm Anh tổng hợp từ thông tin công ty công bố.

Lâm Anh

Thống đốc NHNN giải thích lý do không thể đồng thời mở rộng chính sách tiền tệ và tài khoá
Theo Thống đốc do tình hình kinh tế khó lường, không thể có chính sách tiền tệ và tài khóa đồng thời mở rộng, NHNN đã chọn phương án phù hợp để kiểm soát lạm phát, giảm lãi suất, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ.