|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Loạt dấu ấn nổi bật của kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020

12:11 | 27/01/2021
Chia sẻ
Giai đoạn 2016-2020, kinh tế Việt Nam có nhiều dấu ấn nổi bật. Riêng năm vừa qua, dù bị ảnh hưởng bởi COVID-19, nền kinh tế vẫn tăng trưởng dương, đạt mức 2,91%, tuy không đạt mục tiêu đề ra nhưng vẫn thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Loạt dấu ấn nổi bật của kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 - Ảnh 1.

Năm 2020 là năm rất đặc biệt với Việt Nam. Đây là năm cuối của nhiệm kỳ, của kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, và cũng là năm tổ chức nhiều sự kiện trọng đại. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định năm 2020 được xem là năm thành công nhất của nước ta trong 5 năm qua về tinh thần và ý chí vươn lên trong mọi khó khăn, thử thách. Trong giai đoạn 5 năm, Việt Nam đã tạo ra hơn 1.200 tỷ USD GDP trên một nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định. 

Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nêu bật loạt dấu ấn kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020. Những thành tựu này sẽ là bước chuẩn bị, tạo đà cho kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, Chiến lược 10 năm 2021 - 2030 sắp tới.

Loạt dấu ấn nổi bật của kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 - Ảnh 2.

Loạt dấu ấn nổi bật của kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 - Ảnh 3.

Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2016-2019 đạt khá cao, ở mức bình quân 6,8%. Mức này cao hơn hẳn mức trung bình của 5 năm 2011-2015 là 5,91%. 

Theo Ngân hàng Thế giới, với mức tăng trưởng kinh tế bình quân này, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia tăng trưởng cao nhất.

Mặc dù năm 2020 kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn đạt 2,91%, thuộc hàng cao nhất thế giới. Việt Nam cũng là một trong số ít quốc gia đạt mức tăng trưởng dương năm 2020. Tháng 8/2020, tạp chí The Economist đã xếp Việt Nam trong top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới. 

Tăng trưởng bình quân 5 năm giai đoạn 2016-2019 đạt 6%, thấp hơn mục tiêu đề ra là 7%, tuy nhiên vẫn cao hơn trung bình của giai đoạn 2011-2015.

Trong đó, khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tiếp tục giữ vai trò dẫn dắt, đóng góp chủ yếu vào mức tăng trưởng chung.

Loạt dấu ấn nổi bật của kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 - Ảnh 4.

Loạt dấu ấn nổi bật của kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 - Ảnh 5.

GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 2.750 USD (theo giá so sánh hiện hành). Quy mô GDP tiếp tục được mở rộng, đến năm 2020 ước đạt 268,4 tỷ USD, tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015.

GDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt khoảng 2.750 USD/người, gấp khoảng 1,3 lần so với năm 2015.

Số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, đến hết năm 2020, quy mô nền kinh tế nước ta đạt khoảng 343 tỷ USD và GDP bình quân đầu người đạt 3.521 USD. 

Tuy nhiên, theo đánh giá của IMF, kết thúc năm 2020, nếu tính theo sức mua tương đương, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt 1.050 tỷ USD và GDP bình quân đầu người phải đạt trên 10.000 USD.

Loạt dấu ấn nổi bật của kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 - Ảnh 6.

Giá cả các mặt hàng diễn biến tương đối ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân giai đoạn 2016-2020 ước đạt khoảng 4%, giảm mạnh so với giai đoạn 2011 - 2015 (7,65%), trong phạm vi mục tiêu đề ra (dưới 4%). 

Lạm phát cơ bản bình quân được kiểm soát tốt qua các năm, giữ mức tương đối ổn định, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 dự báo đạt 1,81%, giảm mạnh so với giai đoạn 2011 - 2015 là 5,15%.

Loạt dấu ấn nổi bật của kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 - Ảnh 6.

Loạt dấu ấn nổi bật của kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 - Ảnh 8.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 ước đạt gần 9,2 triệu tỷ đồng, bằng 33,5% GDP, đạt mục tiêu bình quân 5 năm (32-34%).

Cơ cấu đầu tư chuyển dịch tích cực, tỷ trọng đầu tư của khu vực Nhà nước giảm, phù hợp với định hướng cơ cấu lại đầu tư công và giảm dần sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, nhất là các lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối.

Tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng nhanh từ mức 38,3% năm 2015 lên khoảng 45,6% năm 2020.

Tính chung cả giai đoạn 2016-2020, tổng vốn FDI đăng ký ước đạt khoảng 174 tỷ USD, trong khi đó vốn thực hiện ước đạt khoảng 92-93 tỷ USD (giai đoạn 2011-2015, tổng vốn FDI đăng ký đạt khoảng 100,3 tỷ USD, vốn thực hiện đạt gần 60 tỷ USD).

Loạt dấu ấn nổi bật của kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 - Ảnh 8.

Loạt dấu ấn nổi bật của kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 - Ảnh 9.

Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng lần thứ XIII đánh giá quá trình tái cơ cấu công nghiệp diễn ra tích cực, giảm tỷ trọng khai khoáng, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo, phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững.

Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đến năm 2020 đã đóng góp 85% vào nền kinh tế, cao hơn mức 82,61% của giai đoạn 2011-2015, đạt mục tiêu đề ra từ đầu nhiệm kỳ.

Năm 2019, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP của Việt Nam đã đạt 86,08%.

Giai đoạn qua đã hình thành được một số ngành công nghiệp có quy mô lớn, có khả năng cạnh tranh và vị trí vững chắc trên thị trường. Một số doanh nghiệp công nghiệp trong nước có năng lực cạnh tranh tốt.

Tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu qua chế biến trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tăng từ 65% năm 2016 lên 85% năm 2020. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị sản phẩm công nghệ cao tăng từ 63,9% năm 2016 lên 77,7% năm 2019.

Năng lực cạnh tranh toàn cầu của ngành công nghiệp tăng từ vị trí 58 năm 2015 lên thứ 42 vào năm 2019 .

Loạt dấu ấn nổi bật của kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 - Ảnh 11.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, cán cân xuất, nhập khẩu hàng hoá được cải thiện rõ rệt, chuyển từ thâm hụt sang thặng dư, cơ cấu xuất, nhập khẩu chuyển dịch tích cực, bền vững hơn.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá tăng 1,7 lần, từ 327,8 tỷ USD năm 2015 lên khoảng 517 tỷ USD năm 2019.

Năm 2020, mặc dù ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, vẫn đạt khoảng 527 tỷ USD, tương đương trên 190% GDP.

Xuất khẩu hàng hoá tăng từ 162 tỷ USD năm 2015 lên khoảng 267 tỷ USD năm 2020, tăng bình quân 10,5%/năm giai đoạn 2016-2020, là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.

Cán cân xuất, nhập khẩu hàng hoá chuyển từ thâm hụt sang thặng dư cuối kỳ 5 năm, tạo điều kiện cán cân thanh toán giữ được trạng thái tích cực, góp phần ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác.

Loạt dấu ấn nổi bật của kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 - Ảnh 10.

Loạt dấu ấn nổi bật của kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 - Ảnh 11.

Theo dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng lần thứ XIII, năng suất lao động giai đoạn 2016-2020 được cải thiện rõ nét.

Đến năm 2020 năng suất lao động tăng gần 1,5 lần so với năm 2015, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016-2020 ước đạt 5,8%/năm, cao hơn giai đoạn 2011-2015 (4,3%) và vượt mục tiêu đề ra (5%).

Mức đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) tăng cao, bình quân giai đoạn 2016-2020 ước đạt 45,21%, vượt mục tiêu đặt ra (30-35%). 

Đáng chú ý, trong giai đoạn 2016-2019, mức đóng góp của TFP đạt tới gần 46%, cao gấp rưỡi giai đoạn trước.

Loạt dấu ấn nổi bật của kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 - Ảnh 12.

Loạt dấu ấn nổi bật của kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 - Ảnh 13.

Bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) giai đoạn 2016 - 2019 đạt 3,5% GDP, giảm so với giai đoạn 2011 - 2015 (5,4% GDP), dự kiến năm 2020 bội chi ngân sách nhà nước khoảng 4,99% GDP.

Từ năm 2017, nhờ giảm bội chi ngân sách nhà nước, siết chặt quản lý vay và bảo lãnh chính phủ, nợ công bắt đầu giảm. Đến hết năm 2019, tỷ lệ nợ công ước khoảng 55% GDP, nợ chính phủ khoảng 48% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 47,1% GDP, nằm trong giới hạn cho phép tương ứng là không quá 65% GDP; 54% GDP và 50% GDP.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, khả năng thu ngân sách sẽ thấp hơn dự kiến, đồng thời các chính sách hỗ trợ cho y tế, sản xuất, kinh doanh và an sinh xã hội sẽ phát sinh thêm yêu cầu tăng chi, dẫn tới tăng bội chi ngân sách nhà nước. Tỷ lệ nợ công dự kiến năm 2020 tăng lên khoảng 56,8% GDP nhưng vẫn góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô và cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia.

Loạt dấu ấn nổi bật của kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 - Ảnh 16.

Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng XIII cũng đề cập đến việc tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam giảm. 

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 được triển khai mạnh mẽ, chuyển từ cách tiếp cận đơn chiều sang đa chiều, tập trung vào nhóm, hộ nghèo nhất.

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của cả nước đã giảm từ 9,88% cuối năm 2015 xuống còn 3,75% cuối năm 2019 và giảm còn dưới 3% vào cuối năm 2020, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 giảm trên 1,4%/năm.

Cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các huyện nghèo, xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường. Đời sống người dân không ngừng được cải thiện; tạo sinh kế và nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Loạt dấu ấn nổi bật của kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 - Ảnh 14.

Loạt dấu ấn nổi bật của kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 - Ảnh 15.

Đánh giá về tốc độ đô thị hóa, dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng XIII cho rằng 5 năm qua, hệ thống đô thị phát triển nhanh về số lượng, mở rộng về quy mô, nâng dần chất lượng theo hướng đồng bộ, xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; chiếm tỷ trọng chi phối trong tổng thu nhập quốc dân, giá trị công nghiệp, xuất khẩu, phát triển khoa học và công nghệ, thương mại và dịch vụ. 

Tốc độ đô thị hoá tăng nhanh, tỷ lệ đô thị hoá đạt mục tiêu đặt ra, ước đến năm 2020 đạt 39,3% và bước đầu gắn kết với công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nông thôn.

Anh Đào - Đức Bùi