Tuần này, Hiệp hội các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ họp bàn tại Vienna để quyết định số phận của cam kết giảm sản lượng dầu thô, hoặc kết thúc thỏa thuận đúng thời hạn như ban đầu hoặc kéo dài thỏa thuận đến hết tháng 3/2018.
|
Tháng 4, OPEC vẫn duy trì được tiến độ cắt giảm sản lượng dầu, với mức độ tuân thủ đạt khoảng 111%. Hiện tại, dù nặng gánh nhất trong OPEC nhưng Saudi Arabia vẫn luôn cắt giảm vượt mục tiêu đặt ra ban đầu trong 4 tháng qua. Trong khi đó, các nước ngoài OPEC vẫn chưa lần nào cắt giảm sản lượng như thỏa thuận ban đầu. |
|
Trong tháng 4, số lượng quốc gia đạt được mục tiêu cắt giảm là 10 quốc gia, tăng 1 quốc gia so với tháng 3. Tuy nhiên theo tính toán của Bloomberg, chỉ có 5 trong số các quốc gia có sản lượng trên 1 triệu thùng dầu/ngày đã tuân thủ cam kết như thỏa thuận trong tháng này. |
|
Trong khi các nước ngoài OPEC chưa từng cắt giảm đến đủ mục tiêu, OPEC lại tuân thủ khá nghiêm ngặt cam kết giảm sản lượng nhờ nỗ lực rất lớn của các nước thành viên. Trong đó, Saudi Arabica, nước sản xuất dầu lớn nhất OPEC, cắt giảm ít nhất 120% sản lượng dầu hàng tháng, theo số liệu ước tính thứ cấp của OPEC. Trong OPEC, có 5 quốc gia đã đạt được mục tiêu cắt giảm trong tháng 4. |
|
Các nước ngoài OPEC đang rất chật vật trong quá trình tuân thủ cam kết giảm sản lượng dầu khi mức độ tuân thủ cam kết chỉ đạt 69%, theo ước tính của Bloomberg. Tuy nhiên theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), mức độ tuân thủ cam kết của 11 nước ngoài OPEC chỉ đạt 66% khi xem xét đến tổng sản lượng dầu và sản phẩm từ dầu. Trong khi đó, Nga từng tuyên bố sẽ dần cắt giảm sản lượng dầu về mục tiêu vào cuối tháng 4. |
|
Trên thực tế, cam kết giảm sản lượng dầu thô của OPEC và 11 nước ngoài OPEC đang giúp thị trường dầu mỏ tái cân bằng, IEA nhận định. Tuy nhiên, giá dầu thô trên thị trường lại không phục hồi mạnh mẽ, chủ yếu vì Mỹ tăng cường sản xuất dầu đá phiến. Trong một năm qua, số lượng giàn khoan đang hoạt động tại Mỹ đã tăng hơn 2 lần, theo số liệu của Baker Hughes. Sau khi tăng nhẹ vào đầu năm nay, giá dầu Brent có xu hướng giảm trở lại và hiện giao dịch dưới ngưỡng giá kỳ vọng. Hầu hết chuyên gia quan sát thị trường đều hy vọng OPEC và các đồng minh sẽ gia hạn cam kết giảm sản lượng dầu ít nhất là tới cuối năm nay. Mới đây, Saudi Arabia và Nga tuyên bố sẽ kéo dài cam kết tới hết quý I/2018, và động thái này đã giúp giá dầu tăng nhẹ trong vài phiên gần đây. Nếu các nước không thể tuân thủ nghiêm ngặt cam kết giảm sản lượng dầu, thị trường dầu sẽ rơi vào tình trạng dư cung trong vòng 3 năm tới và giá dầu sẽ giảm sâu hơn. |
| Mỹ sẽ bán dự trữ dầu thô chiến lược trong 10 năm Kế hoạch bán một nửa dự trữ dầu thô chiến lược của Mỹ sẽ gây áp lực lớn lên Hiệp hội các nước xuất khẩu ... |
| Nga, Saudi Arabia gia hạn thỏa thuận giảm sản lượng dầu tới tháng 3/2018 Nga và Saudi Arabia vừa đồng ý gia hạn thỏa thuận giảm sản lượng dầu thô tới hết quý I/2018, đồng thời giữ nguyên các ... |
| Có thể kéo dài cam kết giảm sản lượng dầu thô sang năm 2018 Dù thị trường dầu mỏ đang dần tái cân bằng nhưng tồn kho dầu vẫn ở mức cao nên rất có thể OPEC sẽ kéo ... |
Oanh Oanh
Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh
Link bài gốc
https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/infographic-tien-trinh-tuan-thu-cam-ket-giam-san-luong-dau-cua-opec-den-thang-4-4222114.htm