|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

[Infographic] Các đòn trừng phạt kinh tế của Mỹ sẽ tác động thế nào đến Iran?

06:45 | 18/05/2018
Chia sẻ
Tương lai của thỏa thuận hạt nhân Iran đang treo lơ lửng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/5 quyết định rút khỏi thỏa thuận quốc tế ký kết vào năm 2015 này.
infographic cac don trung phat kinh te cua my se tac dong the nao den iran [Infographic] Thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 gồm những điều khoản nào?
infographic cac don trung phat kinh te cua my se tac dong the nao den iran Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân, tái trừng phạt kinh tế Iran

Với thỏa thuận hạt nhân ký kết với nhóm cường quốc P5+1 vào năm 2015, Iran đồng ý hạn chế các hoạt động liên quan đến chương trình hạt nhân để đổi lại việc Liêp Hiệp Quốc, Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt.

Quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân của Tổng thống Donald Trump vào ngày 8/5 đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ nối lại trừng phạt kinh tế lên Iran.

Điều này sẽ tác động như thế nào lên Iran và các đối tác thương mại của nước này?

infographic cac don trung phat kinh te cua my se tac dong the nao den iran

Tiếp theo sẽ là gì?

Bộ Tài chính Mỹ cho biết sẽ có các giai đoạn nới lỏng (wind-down period) 90 ngày và 180 ngày trước khi các lệnh trừng phạt được áp dụng.

Thời hạn đầu tiên - ngày 6/8, sẽ ảnh hưởng đến việc mua đồng USD, thương mại vàng và các kim loại khác cũng như ngành hàng không và công nghiệp ô tô.

Giai đoạn nới lỏng thứ hai kết thúc vào ngày 4/11 và sẽ nhắm vào ngành dầu mỏ và các thể chế tài chính của Iran.

Sau khi giai đoạn 180 kết thúc, các biện pháp trừng phạt sẽ được tái áp đặt lên các cá nhân nằm trong danh sách trừng phạt trước đó của Bộ Tài chính Mỹ.

infographic cac don trung phat kinh te cua my se tac dong the nao den iran
infographic cac don trung phat kinh te cua my se tac dong the nao den iran

Nước nào mua dầu của Iran?

Iran là một trong những quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới. Xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt mang về cho nước này hàng tỷ USD mỗi năm.

Tuy nhiên, cả sản lượng dầu mỏ và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Iran sẽ sụt giảm đáng kể dưới các lệnh trừng phạt quốc tế.

infographic cac don trung phat kinh te cua my se tac dong the nao den iran

Dù Mỹ không phải một khách hàng lớn của Iran, doanh nghiệp nước ngoài và các nước khác tiếp tục giao dịch với Iran sau khi các giai đoạn nới lỏng kết thúc sẽ đối mặt với đòn trừng phạt của Mỹ nếu không hạn chế hoặc cắt đứt quan hệ thương mại với Iran.

infographic cac don trung phat kinh te cua my se tac dong the nao den iran

Các công ty dầu khí châu Âu có thể bị ảnh hưởng nặng nhất - tập đoàn dầu khí Total (Pháp) đã ký thỏa thuận trị giá 5 tỷ USD với Iran, trong khi tập đoàn BP (Anh) tham gia liên doanh vận hành mỏ khí đốt Rhum với công ty dầu nhà nước Iran.

Ngoài dầu khí, những lĩnh vực nào khác sẽ bị ảnh hưởng?

Đòn trừng phạt kinh tế của Mỹ cũng sẽ ảnh hưởng tới các ngành công nghiệp khác tại Iran.

Các công ty đã ký hợp đồng cung cấp máy bay chở khách thương mại cho Iran sẽ bị thiệt hại nặng nhất. Các hãng sản xuất máy bay như Airbus và Boeing - đã lần lượt ký kết các thỏa thuận bán 100 và 80 máy bay cho Iran sau khi thỏa thuận hạt nhân được ký kết vào năm 2015 - dự kiến sẽ mất hàng tỷ USD do sử dụng các linh kiện được sản xuất tại Mỹ.

Ngành du lịch Iran vốn hưởng lợi từ thỏa thuận hạt nhân khi số du khách đến nước này tăng từ 3,8 triệu người trong năm 2012 lên hơn 5 triệu người trong năm 2015, cũng sẽ thiệt hại nặng nề do các biện pháp trừng phạt của Mỹ.

infographic cac don trung phat kinh te cua my se tac dong the nao den iran

Có những phương án 'né' trừng phạt nào?

Vẫn còn một chút tia hy vọng cho các đối tác thương mại của Iran khi các bên khác từng ký kết thảo thuận hạt nhân năm 2015 - Anh, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc - đã cam kết tiếp tục ủng hộ thỏa thuận này.

Chính phủ Mỹ từng cho biết, nước này có thể miễn trừ trừng phạt cho các nước làm ăn với Iran, nhưng không cung cấp thêm chi tiết nào khác.

Nếu những điều trên không phát huy hiệu quả, EU có thể dùng đến “Đạo luật Ngăn chặn” (blocking statute) để bảo vệ các công ty làm ăn với Iran khỏi các đòn trừng phạt kinh tế của Mỹ. EU trước đó đã làm điều tương tự khi khối này dỡ bỏ trừng phạt đối với Cuba.

Trường Giang