|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

[Infographic] Bức tranh toàn cảnh kinh tế Việt Nam tháng 2: Xuất nhập khẩu là điểm sáng

10:28 | 28/02/2021
Chia sẻ
Trong tháng 2, nền kinh tế có sự phục hồi với điểm sáng từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng cao, chỉ số tiêu dùng tăng thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Cán cân thương mại hàng hóa 2 tháng đầu năm ước tính xuất siêu 1,29 tỷ USD.
[Infographic] Bức tranh toàn cảnh kinh tế Việt Nam tháng 2 - Ảnh 1.

Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 2 của Tổng cục Thống kê (GSO), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2021 tăng 1,58% so với tháng 12/2020 và tăng 0,70% so với cùng kỳ năm trước; CPI bình quân 2 tháng đầu năm 2021 giảm 0,14% so với bình quân cùng kỳ năm 2020.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã kết thúc chương trình hỗ trợ giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng; giá lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình và giá dịch vụ giao thông công cộng tăng trong dịp Tết Nguyên đán là những nguyên nhân chính làm CPI tháng 2 tăng. Tuy nhiên so với cùng kỳ năm trước, CPI tháng Hai chỉ tăng 0,7%, thấp nhất kể từ năm 2016 đến nay.

[Infographic] Bức tranh toàn cảnh kinh tế Việt Nam tháng 2 - Ảnh 2.

[Infographic] Bức tranh toàn cảnh kinh tế Việt Nam tháng 2 - Ảnh 3.

Do kỳ nghỉ Tết nguyên đán và ảnh hưởng của dịch bệnh nên hoạt động thương mại trong nước, vận tải và du lịch giảm so với tháng trước. Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 2 tháng đầu năm nay đạt mức tăng cao.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm nay ước tính đạt 95,81 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 48,55 tỷ USD, tăng 23,2%; nhập khẩu đạt 47,26 tỷ USD, tăng 25,9%.

Cán cân thương mại hàng hóa 2 tháng đầu năm ước tính xuất siêu 1,29 tỷ USD.

[Infographic] Bức tranh toàn cảnh kinh tế Việt Nam tháng 2 - Ảnh 4.

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tháng 2/2021 diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi. Chăn nuôi phát triển tốt, cung ứng đủ sản phẩm chăn nuôi trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu. Dịch tả lợn châu Phi đã cơ bản được kiểm soát, đàn lợn tiếp tục đà hồi phục. 

Công tác trồng rừng vụ xuân và "Tết trồng cây" đầu xuân diễn ra ở nhiều địa phương. Sản xuất thủy sản phát triển ổn định, giá tôm đang ở mức cao do nhu cầu của ngành chế biến; khai thác biển được khởi động lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

[Infographic] Bức tranh toàn cảnh kinh tế Việt Nam tháng 2 - Ảnh 5.

Sản xuất công nghiệp tháng 2/2021 ước tính giảm so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước do số ngày làm việc của tháng 2 năm nay ít hơn 8 ngày và ảnh hưởng của dịch COVID-19 tại một số địa phương. 

Tuy nhiên sản xuất công nghiệp tháng 1/2021 tăng khá so với tháng 1/2020 (22,5%) nên tính chung 2 tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước.

[Infographic] Bức tranh toàn cảnh kinh tế Việt Nam tháng 2 - Ảnh 6.

Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 2/2021 giảm so với tháng trước và cùng kỳ năm trước, nguyên nhân do tháng 2 trùng với thời điểm Tết Nguyên đán. 

Tuy nhiên, số vốn đăng ký trong tháng 2/2021 tăng 15,9% so với tháng trước và tăng 85,6% so với cùng kỳ năm trước; số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn giảm 80,1% và giảm 21,3%.

Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh chờ làm thủ tục giải thể giảm 53,5% và giảm 32,2%. Đây những tín hiệu hết sức tích cực trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

[Infographic] Bức tranh toàn cảnh kinh tế Việt Nam tháng 2 - Ảnh 7.

Tiến độ thực hiện các dự án, công trình bị chậm lại, đồng thời chủ đầu tư, nhà thầu chủ yếu tập trung thực hiện các dự án chuyển tiếp nên tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước 2 tháng đầu năm so với kế hoạch đạt không cao, bằng 9% so với kế hoạch năm.

[Infographic] Bức tranh toàn cảnh kinh tế Việt Nam tháng 2 - Ảnh 8.

Nguồn: GSO.

 

Diệp Bình

[Cập nhật] KQKD ngân hàng 2024: Xuất hiện nhà băng có lợi nhuận tăng bằng lần
Nhiều ngân hàng thông báo vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được đại hội đồng cổ đông giao. Trong đó, một số nhà băng ước tính tăng trưởng lợi nhuận, dư nợ tín dụng cả năm 2024 sẽ ở mức hai con số.