|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu Điện Gia Lai giảm hơn 20% qua một tháng

11:49 | 14/08/2024
Chia sẻ
Cổ phiếu GEG đã giảm 23% so với đỉnh lập vào giữa tháng 7. Vốn hóa thu hẹp về mức 4.400 tỷ đồng.

Cổ phiếu của CTCP Điện Gia Lai (Mã: GEG) diễn biến khả quan từ tháng 5 đến tháng 7, đạt đỉnh 16.950 đồng/cp vào phiên 15/7. Tuy nhiên sau đó, thị giá quay đầu giảm 23%, đang được giao dịch quanh 13.050 đồng/cp kết phiên sáng 14/8. Vốn hóa thu hẹp về khoảng 4.453 tỷ đồng.

Khối lượng giao dịch bình quân qua một tháng khoảng 1,7 triệu cp, gấp đôi mức bình quân năm.

Diễn biến cổ phiếu GEG từ đầu năm đến 11h phiên 14/6. (Biểu đồ: TradingView).

Về tình hình hoạt động, Điện Gia Lai báo lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ 6 tháng đầu năm đạt 111 tỷ đồng, gấp rưỡi cùng kỳ năm trước. Doanh thu tăng trưởng 19% là động lực cho kết quả trên.

Đến cuối tháng 6, Điện Gia Lai có tổng tài sản 16.063 tỷ đồng, thay đổi không đáng kể so với đầu năm. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cuối kỳ gần 266 tỷ đồng. Vay và nợ thuê tài chính ngắn và dài hạn lần lượt trên 1.300 tỷ đồng và 8.600 tỷ đồng.

Điện Gia Lai tập trung vào các dự án năng lượng tái tạo. Theo báo cáo thường niên 2023, doanh nghiệp cho biết đang vận hành 21 nhà máy và 34 hệ thống áp mái kết hợp nông nghiệp, với tổng công suất 665 MWp. Công ty đang triển khai 3 nhà máy và 1 hệ thống áp mái với tổng công suất 103 MWp.

Liên quan đến lĩnh vực năng lượng tái tạo, mới đây, nhằm phục vụ điều tra vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Bộ Công Thương và các tỉnh, thành phố, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cung cấp thông tin, tài liệu về 32 dự án nhà máy điện gió, điện mặt trời tại nhiều địa phương...

Danh sách trên bao gồm một số dự án Nhà máy điện gió Tân Phú Đông 1, Nhà máy điện gió Tân Phú Đông 2, Nhà máy điện gió Ia Bang 1 và Nhà máy điện gió VPL Bến Tre do Điện Gia Lai đầu tư.

Danh mục dự án của Điện Gia Lai. (Nguồn: Báo cáo thường niên 2023 của Điện Gia Lai).

 

Lai Phong

Trung Quốc đánh mất lợi thế chi phí lao động giá rẻ nhưng Việt Nam không phải quốc gia duy nhất hưởng lợi
Mức lương trung bình trong ngành sản xuất của Việt Nam chỉ xấp xỉ 1/4 Trung Quốc. Tuy đây là lợi thế đáng chú ý của Việt Nam, một số quốc gia châu Á khác cũng có ưu điểm tương tự.