Fairmont Hanoi Hotel đang được Gelex đầu tư trên diện tích gần 1 ha với 241 phòng khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng. Tính đến 31/3/2024, dự án đã giải ngân hơn 846 tỷ đồng. Theo ghi nhận, Fairmont Hanoi hiện đã xây dựng đến tầng thứ 8, dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động vào 2025.
Danh mục bất động sản của Gelex tính đến 31/3/2024
Trong mảng bất động sản công nghiệp, công ty con của Gelex là Viglacera đang có khoảng 900 ha quỹ đất khu công nghiệp từ các dự án đã hoạt động.
Hiện Viglacera đã được cấp vốn đầu tư cho KCN Sông Công II rộng 296 ha, tổng vốn 3.960 tỷ đồng tại Thái Nguyên. Công ty cũng dự kiến đầu tư KCN Dốc Đá Trắng rộng 288 ha tại tỉnh Khánh Hòa; đã xin phê duyệt chủ trương đầu tư đối với KCN Trấn Yên, tỉnh Yên Bái và dự kiến sẽ xin phê duyệt 3 KCN mới trong năm nay với tổng diện tích khoảng 1.000 ha.
Thời gian tới, Gelex cho biết thông qua các công ty thành viên sẽ tiếp tục đầu tư phát triển quỹ đất KCN tại các địa phương tiềm năng, mục tiêu đến năm 2030 có hơn 20 KCN với tổng diện tích tăng thêm 2.000 - 3.000 ha.
Trong mảng bất động sản dân dụng, bên cạnh Fairmont Hanoi, Gelex đang đầu tư dự án Trung tâm thương mại và văn phòng cao cấp 799 Kinh Dương Vương (đã giải ngân 127 tỷ đồng). Với bất động sản nghỉ dưỡng, doanh nghiệp này có dự án Angsana Vân Hải - Resort & Villas (đã giải ngân 857 tỷ đồng).
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.