|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

10 tỷ phú quyền lực nhất châu Á: Trung Quốc thống trị, không có cái tên nào đến từ khu vực Đông Nam Á

08:04 | 23/05/2023
Chia sẻ
Châu Á đang dần nổi lên trở thành "trung tâm" của thế giới sau đại dịch COVID-19. Điều này khiến các tỷ phú tới từ châu lục này ngày càng giàu có và có tiếng nói hơn trên bình diện quốc tế.

Khi châu Á tiếp tục phát triển và thống trị nền kinh tế toàn cầu, một nhóm tỷ phú từ khu vực này đã nổi lên như một số cá nhân quyền lực và có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Họ không chỉ nắm giữ khối tài sản khổng lồ mà còn có các dự án kinh doanh quan trọng và các sáng kiến từ thiện có tác động đáng kể đến khu vực và hơn thế nữa.

Dưới đây là danh sách 10 tỷ phú quyền lực nhất châu Á hiện tại, theo tổng hợp từ South China Morning Post.

Mukesh Ambani – 87 tỷ USD

Tỷ phú Mukesh Ambani, Chủ tịch Reliance Industries. (Ảnh: SCMP).

Chủ tịch và cổ đông lớn nhất của Reliance Industries, công ty có giá trị nhất Ấn Độ, tỷ phú Mukesh Ambani sở hữu khối tài sản ròng hơn 87 tỷ USD. Ông đang giữ vị trí người giàu nhất Ấn Độ cũng như châu Á. Tỷ phú Ambani cũng đã đầu tư đáng kể vào các lĩnh vực như viễn thông, năng lượng và bán lẻ trên khắp các khu vực thành thị và nông thôn của Ấn Độ. Thông qua Reliance Foundation, các sáng kiến từ thiện của Ambani bao gồm các nỗ lực trong giáo dục, xóa mù chữ kỹ thuật số, cứu trợ thiên tai, chăm sóc sức khỏe và phát triển nông thôn.

Zhong Shanshan – 62 tỷ USD

Tỷ phú Zhong Shanshan, nhà sáng lập Nongfu Spring. (Ảnh: SCMP).

Là người sáng lập Nongfu Spring, công ty nước đóng chai và nước giải khát hàng đầu tại Trung Quốc, giá trị khối tài sản ròng của tỷ phú Zhong Shanshan là hơn 62 tỷ USD. Ông cũng thành lập nhà sản xuất vắc xin Doanh nghiệp dược phẩm sinh học Wantai Bắc Kinh, nhà cung cấp chính bộ dụng cụ xét nghiệm COVID-19 ở Trung Quốc và trên toàn thế giới. Những nỗ lực từ thiện của ông diễn ra trong lĩnh vực giáo dục, nước uống sạch ở các vùng nông thôn của Trung Quốc, tính bền vững và xóa đói giảm nghèo.

Zhang Yiming – 45 tỷ USD

Zhang Yiming, nhà đồng sáng lập công ty mẹ TikTok. (Ảnh: SCMP).

Nhà đồng sáng lập và cựu CEO của ByteDance, công ty đứng sau ứng dụng video ngắn nổi tiếng TikTok, Zhang Yiming sở hữu khối tài sản ròng trị giá khoảng 45 tỷ USD. Zhang được biết đến với tầm nhìn sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo nội dung được cá nhân hóa và đã tham gia vào nhiều hoạt động từ thiện khác nhau ở Trung Quốc, bao gồm cứu trợ đại dịch COVID-19 và nhiều sáng kiến liên quan tới giáo dục và môi trường.

Gautam Adani – 44 tỷ USD

Gautam Adani, Chủ tịch Tập đoàn Adani. (Ảnh: SCMP).

Chủ tịch của Tập đoàn Adani, một tập đoàn đa quốc gia của Ấn Độ có lợi ích trong các lĩnh vực như năng lượng, cơ sở hạ tầng và quốc phòng, Gautam Adani sở hữu khối tài sản ròng trị giá hơn 44 tỷ USD. Adani cũng đã tham gia vào nhiều sáng kiến xã hội và môi trường, về giáo dục, tính bền vững, năng lượng sạch, bảo tồn động vật hoang dã và cứu trợ COVID-19.

Li Ka-shing – 38 tỷ USD

Tỷ phú Li Ka-shing. (Ảnh: SCMP).

Li Ka-shing là một ông trùm kinh doanh và nhà từ thiện đến từ Hong Kong, sở hữu khối tài sản ròng trị giá hơn 38 tỷ USD. Ông đã xây dựng một đế chế kinh doanh rộng lớn thông qua tập đoàn CK Hutchison Holdings, đơn vị có lợi ích trong các lĩnh vực như cảng, bán lẻ, viễn thông và năng lượng

Li được biết đến với các khoản đầu tư chiến lược và sự nhạy bén trong kinh doanh, đồng thời tích cực tham gia hoạt động từ thiện, quyên góp một phần đáng kể tài sản của mình cho giáo dục, y tế và các hoạt động xã hội. Ông được nhiều người kính trọng vì những thành tựu kinh doanh và cam kết cống hiến cho xã hội.

Tadashi Yanai – 37 tỷ USD

Tadashi Yanai, ông chủ công ty mẹ Uniqlo. (Ảnh: SCMP).

Người sáng lập và CEO Fast Retailing đến từ Nhật Bản, công ty mẹ của Uniqlo, Tadashi Yanai đã xây dựng được khối tài sản ròng trị giá hơn 37 tỷ USD. Ông cũng đã tham gia vào nhiều sáng kiến từ thiện khác nhau, bao gồm các nỗ lực cứu trợ thiên tai, thể hiện cam kết đối với phúc lợi xã hội, giáo dục và tính bền vững, cả ở Nhật Bản và trên toàn thế giới.

Pony Ma Huateng – 35 tỷ USD

Ông chủ Tencent Pony Ma Huateng. (Ảnh: SCMP).

Người sáng lập và CEO của Tencent, một tập đoàn đa quốc gia của Trung Quốc, Pony Ma Huateng sở hữu khối tài sản ròng lên tới 35 tỷ USD. Có trụ sở chính tại Thâm Quyến, Tencent được biết đến với các nền tảng truyền thông xã hội và trò chơi.

Pony Ma cũng đã tham gia vào các sáng kiến từ thiện và môi trường, bao gồm cả Quỹ Tencent do ông thành lập vào năm 2007. Quỹ này tập trung vào việc thúc đẩy giáo dục, hỗ trợ các nỗ lực cứu trợ thiên tai. Quỹ này đã quyên góp hàng triệu USD cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm xây dựng trường học, cung cấp học bổng và hỗ trợ các chương trình chăm sóc sức khỏe.

Robin Zeng – 34 tỷ USD

Robin Zeng, ông chủ CATL. (Ảnh: SCMP).

Robin Zeng, còn được gọi là Zeng Yuqun, là một doanh nhân người Trung Quốc và là người sáng lập CATL (Contemporary Amperex Technology Co. Ltd.), một trong những nhà sản xuất pin lithium-ion cho xe điện lớn nhất thế giới.

Những nỗ lực từ thiện của ông tập trung vào sự bền vững và các nguyên nhân gây hại tới môi trường. Thông qua công nghệ pin đổi mới của CATL, ông đã gián tiếp đóng góp vào sự tiến bộ của giao thông sạch và giảm lượng khí thải carbon ra môi trường.

William Lei Ding – 28 tỷ USD

CEO NetEase, William Lei Ding. (Ảnh: SCMP).

Người sáng lập và CEO của NetEase, một công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc quan tâm đến thương mại điện tử, trò chơi và dịch vụ internet, William Lei Ding sở hữu khối tài sản ròng trị giá 27,9 tỷ USD.

Ding cũng đã tham gia vào các sáng kiến từ thiện, bao gồm việc thành lập Quỹ Ding, tập trung hỗ trợ các chương trình và sáng kiến giáo dục mang lại lợi ích cho học sinh và cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt chú trọng đến giáo dục khoa học và công nghệ.

Jack Ma – 24 tỷ USD

Tỷ phú Jack Ma. (Ảnh: SCMP).

Người sáng lập Tập đoàn Alibaba, một trong những công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới và là chủ sở hữu của tờ South China Morning Post, Jack Ma sở hữu khối tài sản ròng trị giá hơn 23,8 tỷ USD. Ông cũng tham gia vào các sáng kiến từ thiện, bao gồm việc thành lập Quỹ Jack Ma, tập trung vào tinh thần kinh doanh, giáo dục, khả năng lãnh đạo của phụ nữ, hỗ trợ y tế và bảo vệ môi trường.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Anh Nguyễn