|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Toàn cảnh cầu Long Kiểng đang tái khởi động ở Nhà Bè

07:48 | 05/10/2022
Chia sẻ
Cầu Long Kiểng tại huyện Nhà Bè, TP HCM có tổng mức đầu tư 589 tỷ đồng, được phê duyệt vào năm 2001, khởi công năm 2018, sau đó đã dừng thi công từ năm 2019.

Vừa qua, UBND huyện Nhà Bè phối hợp với Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng các Công trình Giao thông, Sở Giao thông Vận tải TP HCM tổ chức lễ bàn giao lễ bàn giao - tiếp nhận mặt bằng để tiếp tục triển khai dự án cầu Long Kiểng.

Cầu Long Kiểng có quy mô phần cầu dài 318 m, rộng 15 m, đường dẫn cùng hệ thống thoát nước, cây xanh, chiếu sáng,...

Tổng mức đầu tư của cầu là 589 tỷ đồng, trong đó, chi phí xây dựng là 211 tỷ đồng.

 

Phần đường dẫn của cầu có tổng chiều dài 661 m, chiều rộng 18 - 29 m. Chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư 325 tỷ đồng.

Trên cơ sở mặt bằng của 25 hộ dân được UBND huyện Nhà Bè bàn giao ngày 15/7/2018, chủ đầu tư đã khởi công xây dựng cầu Long Kiểng vào ngày 9/8/2018. Đến ngày 20/12/2019 nhà thầu đã thi công khoảng 40% tổng khối lượng công trình và phải tạm dừng thi công do không có mặt bằng để tiếp tục thi công (liên quan đến 103 hộ dân còn lại).

Một phần đường dẫn đã giải phóng mặt bằng.

Đến tháng 8/2022, toàn bộ mặt bằng liên quan đến 103 hộ dân còn lại đã được UBND huyện Nhà Bè bàn giao cho chủ đầu tư với sự đồng thuận cao của người dân (không có trường hợp nào phải tổ chức cưỡng chế).

Cầu Long Kiểng được phê duyệt lần đầu vào năm 2001, đến nay hơn 20 năm vẫn chưa hoàn thành. Lãnh đạo TP HCM cho biết, sau khi tiếp nhận 100% mặt bằng, chủ đầu tư đã cam kết sẽ đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn thành dự án vào ngày 31/12/2023.

Cầu Long Kiểng nằm trên đường Lê Văn Lương - một trục đường kết nối quận 7, huyện Nhà Bè với xã Long Hậu (huyện Cần Giuộc, Long An).

 

Bài và ảnh: Hoàng Huy

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.