Sự khác biệt của KIDO trong lần quay lại thị trường trung thu
Giá trị của truyền thống kết hợp hiện đại
Tết Trung thu vốn là truyền thống của người Việt còn được gọi là Tết đoàn viên hay Tết hoa đăng đã phần nào bị phai nhạt trong tâm trí người tiêu dùng sau hai năm COVID. Bước sang năm nay, không khí mùa Trung thu dự kiến sẽ sôi động hơn khi mọi hoạt động người dân đã quay trở lại bình thường.
Các khảo sát của các doanh nghiệp tham gia thị trường cũng cho thấy, người dân vẫn ngóng đợi không khí vui tươi của tết Trung thu lại trở về đúng như truyền thống, đặc biệt là trẻ em.
Với KIDO, doanh nghiệp không chỉ xem là cơ hội để chiếm lại “ngôi vương” trong ngành bánh, mà còn là niềm tâm huyết của KIDO khi họ trở về với cái nôi nuôi dưỡng nên thương hiệu của Tập đoàn KIDO ngày nay cách đây hàng chục năm trước.
“Chúng tôi sẽ chính thức quay lại ngành bánh trung thu. Thông qua đó, chúng tôi mong muốn mang đến những khởi sắc mới cho thị trường trung thu bằng những sản phẩm độc đáo, mới mẻ, tươi ngon như ở bakery”, ông Trần Lệ Nguyên chia sẻ tại chương trình Talkshow “The Next Power” trên Vnexpress mới đây nhân ngày Trung thu sắp tới.
Điểm đặc biệt năm nay của của bánh Trung tru KIDO theo ông Nguyên nằm ở nhân xốt của bánh. KIDO sử dụng những nguyên liệu cao cấp của thế giới như tôm hùm Alaska, bào ngư, vi cá, cua Canada, sò điệp Nhật Bản… mang về Việt Nam, tìm ra những công thức mới giúp tinh hoa thế giới hội tụ trong một chiếc bánh trung thu. Mỗi loại bánh sẽ có nhân xốt riêng và được nấu riêng biệt. Ví dụ như Vi cá xốt Hongkong; Cua Canada Xốt Singapore; Tôm Alaska Xốt Nấm Truffle; Bào Ngư Xốt Hongkong, Gà Quay Xốt Nhật Bản,...
Ngoài sự mới lạ trong nhân xốt, bao bì sản phẩm cũng sẽ được chăm chút tỉ mỉ với ba tone màu chủ đạo: Xanh tinh tế - Đỏ sang trọng – Cam thời thượng. Qua đó, KIDO’s Bakery hi vọng sẽ được cùng khách hàng “Thưởng thức mỹ vị - Trao trọn thân thương” như một nét văn hóa tốt đẹp cần được giữ gìn.
Mỗi sản phẩm ra đời không chỉ là tâm huyết hay giá trị của sự sáng tạo, mà quan trọng là chúng ta hiểu nhu cầu của khách hàng đến đâu, và chúng ta muốn đóng góp gì cho thị trường. Theo ông Trần Lệ Nguyên, khi làm sản phẩm, tất cả chỉ là mong muốn nếu chúng ta không thật sự hiểu khách hàng, đó mới là kết quả thực tế.
Ngoài những nghiệp vụ nghiên cứu thị trường, để hiểu người tiêu dùng, CEO KIDO cho biết luôn đặt hệ thống phân phối - "anh em lực lượng thị trường là tai mắt” của công ty để quan sát thị trường, trang bị cho sales các công cụ cần thiết để thu thập dữ liệu, hình ảnh và thông tin về khách hàng trên thị trường theo từng khu vực địa lý. Đó là nền tảng và phương pháp hiệu quả nhất.
“Minh chứng là trong giai đoạn COVID vừa qua, chúng tôi hiểu thị trường, người tiêu dùng đang dịch chuyển về nhà, chúng tôi đã dịch chuyển cả hệ thống kênh phân phối đi cùng, sau dịch người tiêu dùng lại dịch chuyển nên chúng tôi cũng thích ứng theo.
Và một điều thú vị, chúng tôi phát hiện rằng, đặc biệt đối với bánh kẹo và thực phẩm nói chung, có lẽ do dịch ở nhà nên người tiêu dùng có vẻ ăn vặt nhiều hơn, thưởng thức hơn, chia nhỏ từng bữa khẩu phần so với trước kia, ăn no và nhiều.
Kết quả vui nhất đối với chúng tôi bên cạnh doanh thu, đó chính là danh hiệu “Top 10 thương hiệu thực phẩm chọn mua nhiều nhất khu vực thành thị 2022” theo báo cáo mới nhất “Brand Footprint 2022” vừa công bố bởi Kantar vào 4/07/2022. Tiếp tục dẫn đầu thị trường Kem với 44,5% thị phần và dẫn đầu cách biệt trong lĩnh vực bơ thực vật với 74,9%. Điều đó có ý nghĩa là chúng tôi đã mang sản phẩm đến tay người dùng một cách tiện lợi và nhanh chóng trong bối cảnh biến động dịch bệnh”, ông Nguyên chia sẻ.
Giá trị cũ, cách làm mới
Trở lại với ngành bánh kẹo, ông Trần Lệ Nguyên cũng không ngần ngại bày tỏ tham vọng lấy lại ngôi vương trên thị trường bánh Trung Thu, nơi là khởi nguồn của KIDO Group ngày nay.
“Ngôi vương bánh kẹo là mục tiêu về vị thế, doanh thu và tài chính với công ty và cổ đông. Nhưng cũng chỉ là phục vụ cho mục tiêu chiến lược hơn đó là hệ sinh thái thực phẩm thiết yếu và ăn vặt, quà biếu, phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng”, TGĐ KIDO chia sẻ.
Tuy nhiên, hướng tiếp cận của KIDO sẽ hoàn toàn mới để đáp ứng những thay đổi toàn cục. Ông Nguyên khẳng định cơ hội là rất lớn, vì theo quan điểm của chúng tôi, bánh kẹo bây giờ khác xa hồi trước.
“Chúng tôi nhìn thấy sự tăng trưởng chậm lại trong quá khứ do đó chúng tôi chuyển sang ngành hàng thiết yếu, và khi nền tảng thực phẩm thiết yếu vững mạnh và cơ hội ngành hàng bánh kẹo rộng mở, chúng tôi đã tích hợp 2 yếu tố này vào để quay trở lại thị trường, tức là nôm na bánh kẹo trên nền tảng thực phẩm thiết yếu, sẽ ăn hàng ngày hơn, sẽ nhiều điểm bán hơn, sẽ đa dạng chủng loại hơn”.
Dự kiến, bánh trung thu KIDO’s Bakery sẽ có mặt trên thị trường từ đầu tháng 8/2022 và được phân phối trên các kênh GT; Kênh KA; Cơ quan – Xí nghiệp; Các kênh mua sắm trực tuyến lớn như Lazada, Tiki, Shopee... KIDO sẽ tận dụng các kênh phân phối hiện tại của Tập đoàn gồm 450.000 điểm bán ngành hàng thiết yếu và mối quan hệ của hệ thống phân phối với 120.000 điểm bán ngành hàng lạnh để phân phối sản phẩm trong mùa trung thu này.
Điều này không chỉ giảm chi phí bán hàng, tăng độ phủ của mặt hàng bánh Trung Thu mang thương hiệu KIDO mà còn tạo sự gắn kết trong quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà phân phối, giúp nhà phân phối có thêm doanh thu.
Ngoài ra, hệ thống chuỗi đồ uống Chuk Chuk hiện đã đổi tên thành Chuk tea & coffee đang phát triển cũng được xem là "hub" chiến lược đưa các sản phẩm của KIDO đến gần người tiêu dùng hơn.
Ông Nguyên cho rằng, sự thành công trước đây đến từ chất lượng sản phẩm đi đôi với giá hợp lí, đó là nền tảng sẽ được chúng tôi khẳng định tiếp tục. Sự “đổi mới” trong lần quay lại ngành bánh này và ở thương hiệu mới KIDO’s Bakery, đó chính là việc cập nhật xu hướng và dẫn dắt xu hướng.
Nói về sự cạnh tranh ngày càng lớn trong ngành hàng tiêu dùng, ông Nguyên cho hay rằng nguy hay cơ đều chỉ là khái niệm, cái quan trọng là hành động.
“Như chúng tôi đã nêu, vì đổi mới là nền tảng, là sự tiên quyết thực hiện nên dù khía cạnh nguy hay cơ chúng tôi đều phải hành động, và thật sự chúng tôi đã hành động, chính bản thân tôi là người dẫn dắt việc này, không chỉ 1-2 năm mà trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp”, TGĐ KIDO chia sẻ.
Cuối cùng, theo ông Trần Lệ Nguyên, sự đổi mới lớn nhất mà KIDO đã làm được theo ông là tâm đắc nhất đó chính là thay đổi trong hệ thống. "Hệ thống giúp cho doanh nghiệp vận hành bài bản, chuyên nghiệp, sẵn sàng tích hợp thêm ngành mới, tạo sức mạnh nền móng cho mọi thành công, giống như hệ thống server trong công nghệ thông tin, server down thì các chức năng đều không thể triển khai được".