|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Nhìn lại một năm của các banker quyền lực tuổi Sửu

09:00 | 31/01/2022
Chia sẻ
Nhiều lãnh đạo ngành ngân hàng lớn sinh năm Sửu có thể kể đến như Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà, Chủ tịch Vietcombank Phạm Quang Dũng, Tổng Giám đốc Sacombank Nguyễn Đức Thạch Diễm... đã gặt hái được nhiều thành quả trong năm 2021 vừa qua.

Theo tử vi phương Đông, chăm chỉ, cần cù là "điểm cộng" đặc trưng nhất của người tuổi Sửu. Công việc và kiếm tiền với họ là thứ quan trọng nhất trong cuộc sống, cũng giống như gia đình.

Và vì vậy, họ thường được mọi người yêu quý và cũng dễ gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp, có tài lãnh đạo, tổ chức, quản lý. Họ có lập trường chắc chắn, vững vàng lòng quyết tâm cao và có duyên với tiền bạc.

Với những ưu điểm trên, rất nhiều doanh nhân tuổi Sửu đã đạt được thành công lớn trong sự nghiệp của mình. Và trong ngành ngân hàng, nhiều người tuổi Sửu là lãnh đạo chủ chốt đã gặt hái được nhiều thành công trong năm 2021 vừa qua.

Ông Phạm Thanh Hà - Phó Thống đốc NHNN 

(1973 - Quý Sửu)

Nhìn lại một năm của các banker quyền lực tuổi Sửu - Ảnh 1.

Ông Phạm Thanh Hà. (Ảnh: SBV).

Tháng 11 năm ngoái, ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã được bổ nhiệm giữ chức Phó Thống đốc NHNN. Ông đang là Phó Thống đốc trẻ nhất hiện tại.

Ông Phạm Thanh Hà sinh năm 1973, quê ở Hải Dương. Ông Hà từng trải qua nhiều chức vụ ở Vietcombank.

Cụ thể, từ tháng 8/1994 đến 6/1999, ông Hà là cán bộ Phòng thẩm định đầu tư và Chứng khoán của Vietcombank.

Đến tháng 7/1999 - 12/2001, ông Phạm Thanh Hà học thạc sỹ tại Đại Học George Wasington (Mỹ). Sau khi học thạc sỹ, ông Hà tiếp tục về công tác tại Vietcombank với chức vụ Phó phòng Quản lý các đề án công nghệ.

Giai đoạn 6/2005 đến tháng 6/2009, ông giữ chức Trưởng phòng Kinh doanh Ngoại tệ, Ngân hàng TMPC Ngoại thương Việt Nam. Sau đó ông giữ chức Trưởng phòng Quản lý vốn và Kinh doanh vốn và làm Phó Tổng giám đốc tại Ngân hàng này (giai đoạn 2009 - 2017).

Từ tháng 8/2017 đến 11/2021, ông Hà là Vụ trưởng Vụ chính sách Tiền tệ, NHNN.

Ông Phạm Quang Dũng - Chủ tịch Vietcombank 

(1973 - Quý Sửu)

Nhìn lại một năm của các banker quyền lực tuổi Sửu - Ảnh 2.

Ông Phạm Quang Dũng. (Ảnh: Vietcombank).

Vào tháng 8 năm ngoái, ông Phạm Quang Dũng đã được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietcombank, một trong những ngân hàng lớn nhất hệ thống. 

Bắt đầu sự nghiệp tại Vietcombank từ tháng 8/1994, ông Phạm Quang Dũng trải qua nhiều vị trí công tác tại Phòng Đầu tư và Bảo lãnh; Phòng quan hệ Quốc tế; Công ty Cho thuê tài chính và kinh qua nhiều chức vụ quản lý quan trọng tại Vietcombank như: Phó Chánh Văn phòng; Phó Giám đốc Công ty Tài chính Việt Nam tại Hong Kong; Trưởng phòng Quan hệ Ngân hàng đại lý; Phó Tổng Giám đốc; Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc.

Trước khi được bầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank, ông Phạm Quang Dũng là Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Vietcombank từ 11/2014.

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - CEO Sacombank 

(1973 - Quý Sửu)

Nhìn lại một năm của các banker quyền lực tuổi Sửu - Ảnh 3.

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm. (Ảnh: Sacombank).

Trong năm vừa qua, bà Diễm đã có một năm thuận lợi khi thực hiện được những bước quan trọng trong việc tái cơ cấu tại Sacombank. 

Cụ thể, Sacombank đã bán xong toàn bộ hơn 81 triệu cổ phiếu quỹ (tương đương 4,33% vốn điều lệ, thu về hơn 2.438 tỷ đồng. Qua đó, đã hoàn tất thêm một nội dung quan trọng trong Đề án tái cơ cấu Ngân hàng sau sáp nhập đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

Bên cạnh đó, Sacombank cũng đã thực hiện thoái vốn khỏi Chứng khoán SBS, thực hiện chiến lược cơ cấu lại các khoản đầu tư và gia tăng nguồn thu để bổ sung vốn cho kinh doanh.

Bà Diễm là một trong số ít phụ nữ đảm nhiệm vai trò Tổng Giám đốc trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.

Trước khi đứng đầu Ban điều hành ngân hàng, bà Diễm là Phó Tổng Giám đốc phụ trách thu hồi nợ, một trong những hoạt động trọng yếu đang được Sacombank tập trung thực hiện theo định hướng của Đề án tái cơ ngân hàng sau sáp nhập đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

Ông Nguyễn Văn Lê - Cựu CEO SHB 

(1973 - Quý Sửu)

Nhìn lại một năm của các banker quyền lực tuổi Sửu - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Văn Lê. (Ảnh: SHB).

Trong năm 2021, ông Nguyễn Văn Lê xin từ chức Tổng giám đốc SHB sau hơn 20 năm đảm nhận vị trí này.

Song, trước khi từ chức, ông Lê đã hoàn thành việc chuyển cổ phiếu SHB từ HNX sang HOSE, chốt thương vụ bán công ty tài chính SHB Finance cũng như tăng vốn điều lệ lên hơn 19.260 tỷ.

Ông Lê sinh năm 1973, là tiến sĩ kinh tế Học viện Ngân hàng. Ông có hơn 25 năm kinh nghiệm quản lý điều hành trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Từ năm 1999, ông đã làm Tổng giám đốc Ngân hàng Nhơn Ái, tiền thân của SHB. Tính đến cuối tháng 6, ông Nguyễn Văn Lê sở hữu hơn 4,37 triệu cổ phiếu SHB, tương đương tỷ lệ 0,227% vốn cổ phần ngân hàng.

Ông Đỗ Tuấn Anh - Phó Chủ tịch HĐQT Techcombank 

(1973 - Quý Sửu)

Nhìn lại một năm của các banker quyền lực tuổi Sửu - Ảnh 5.

Ông Đỗ Tuấn Anh. (Ảnh: Vietnamnet).

Ông Đỗ Tuấn Anh sinh năm 1973, tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý tài sản đầu tư tại Đại học tổng hợp Quản lý Singapore và cử nhân ngoại ngữ - Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. 

Ông Đỗ Tuấn Anh là thành viên HĐQT Techcombank từ tháng 12/2012 và quyền Tổng Giám đốc Techcombank từ tháng 8/2013 đến tháng 3/2015. 

Trong năm vừa qua, dưới thời Phó Chủ tịch HĐQT Đỗ Tuấn Anh, Techcombank đã gặt hái được nhiều thành công khi ghi nhận lợi nhuận kỷ lục 1 tỷ USD. Cùng với đó, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đứng đầu toàn ngành với mức 50,5% tương đương số dư CASA đạt 158.900 tỷ đồng.

Bên cạnh chức vụ tại Techcombank, ông còn đảm nhiệm thêm vị trí Tổng Giám đốc Tập đoàn KDI Holdings. Năm qua, KDI Holdings đã liên tục mở rộng với các dự án mới, và được nhiều báo chí quốc tế như CEO Magazine, the Economist, Associated Press (AP) nhắc tên trong thời gian gần đây.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Lê Huy

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.