Ven bờ sông Sài Gòn đoạn qua địa phận quận Bình Thạnh, quận 1 và TP Thủ Đức hiện nay tập trung nhiều toà cao ốc, mang đến một diện mạo hiện đại, phát triển cho TP HCM.
VIDEO
Dọc theo bờ sông Sài Gòn, từ cầu Sài Gòn kéo dài tới hầm Thủ Thiêm, hàng loạt các dự án bất động sản đã và đang được xây dựng, theo Quy chế quản lý kiến trúc TP HCM, khu vực này thuộc phân khu 3 - trung tâm tổng hợp chính của TP HCM.
Theo quy chế quản lý kiến trúc, phân khu 3 là khu dọc theo sông Sài Gòn (bờ Tây), trải dài từ cầu Sài Gòn đến cầu Tân Thuận, diện tích khoảng 248 ha. Trong ảnh là dự án Vinhomes Central Park của Tập đoàn Vingroup. Vị trí tại đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, ngay sát chân cầu Sài Gòn.
Trong ảnh là dự án được chụp từ trên cầu Sài Gòn. Tòa Vincom Landmark 81 thuộc dự án Vinhomes Central Park là tòa nhà cao nhất Việt Nam thời điểm hiện tại.
Một dự án cao ốc khác cũng nằm ven bờ sông Sài Gòn, thuộc chủ đầu tư là Tập đoàn Vingroup là Vinhomes Golden River. Nằm tại số 2 đường Tôn Đức Thắng, quận 1, TP HCM.
Dự án này có tổng diện tích đất vào khoảng 25 ha, với mật độ xây dựng khoảng 19%.
Cách Vinhomes Golden River khoảng 600 m là cầu Thủ Thiêm 2 bắc qua sông Sài Gòn, nối quận 1 với bán đảo Thủ Thiêm.
Hai dự án Vinhomes Golden River và Vinhomes Central Park - góc chụp từ cầu Thủ Thiêm 2.
Bên cạnh hai dự án trên, ven đường Tôn Đức Thắng, dọc theo bờ sông Sài Gòn tập trung rất nhiều cao ốc, các cao ốc này hầy hết được sử dụng làm trụ sở, chi nhánh doanh nghiệp. Bên cạnh đó, dọc bờ sông Sài Gòn hiện có công viên bến Bạch Đằng, bến Nhà Rồng, cảng Ba Son, Tân Cảng… các hoạt động này với đóng và sửa chữa tàu thuyền, dịch vụ vận tải giao nhận hàng hóa, thương mại.
Quy hoạch sông Sài Gòn gần như đã phủ kín các đồ án quy hoạch kéo dài qua tám quận, huyện, TP Thủ Đức, trong đó có khu vực trung tâm hiện hữu của TP HCM. Trong ảnh, từ trái qua phải lần lượt là các tòa The Waterfront Saigon; tòa nhà Le Meridien; dự án The Nexus; khánh sạn Lotte Sài Gòn và The Landmark.
Theo quy chế, phân khu 3 - dọc sông Sài Gòn sẽ mở không gian đô thị về phía sông, dành mặt đất đường Tôn Đức Thắng đoạn dọc công viên bến Bạch Đằng cho không gian đi bộ và xe điện, chuyển đường Tôn Đức Thắng xuống hầm. Không gian xanh dọc sông được kết nối vào bên trong bằng các trục cảnh quan. Trong ảnh là một đoạn đường Tôn Đức Thắng hiện nay.
Từ phải sang trái là tòa nhà Vietcombank Tower; khách sạn Hilton, tòa nhà Mê Linh Point và khách sạn Renaissance Riverside, các tòa nhà này nằm xung quanh vòng xoay Công Trường Mê Linh, ven bờ sông Sài Gòn. Đối diện vòng xoay là Saigon Waterbus.
Tòa nhà Bitexco - biểu tượng một thời của TP HCM nằm trên trục đường Hàm Nghi cũng chỉ cách bờ sông Sài Gòn khoảng 300 m về phía đông. Cạnh cầu Khánh Hội là tòa nhà IFC One Saigon.
Tòa nhà IFC One Saigon án ngữ tại điểm giao giữa hai con đường lớn của TP HCM là đường Tôn Đức Thắng và đường Võ Văn Kiệt.
Dự án đã tạm ngưng thi công vào cuối năm 2011, khi tiến độ dự án đã được khoảng 80%, nguyên nhân do các nhà đầu tư không còn khả năng tài chính để xây tiếp. Dự án này từng được dư luận ví như công trình "làm xấu bộ mặt thành phố".
Đối với khu vực quận 4, hiện ven sông Sài Gòn chưa có cao ốc nào được xây dựng. Quy chế quản lý kiến trúc TP HCM cũng định hướng không gian mở công cộng sẽ hướng ra sông từ cảng quận 4 đến Tân Cảng.
Hải Quân
Link bài gốc
https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/ngam-nhung-toa-cao-oc-ven-song-sai-gon-4220232895032148.htm