|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

[Infographic] Bóng đen khí thải khổng lồ của 20 tập đoàn siêu lợi nhuận

16:28 | 10/12/2019
Chia sẻ
Theo ước tính, từ năm 1965 đến 2017 đã có hơn 1,35 triệu tấn khí thải gây hiệu ứng nhà kính phát tán ra bầu khí quyển. Hơn 1/3 số khí thải này có nguồn gốc từ 20 tập đoàn khổng lồ trong ngành nhiên liệu hóa thạch.

Trong giai đoạn 1965-2017, top 20 công ty phát thải nhiều nhất thế giới đã tạo ra 480.169 tấn khí nhà kính, tương đương 35% tổng khối lượng khí nhà kính toàn cầu. Con số khổng lồ này chủ yếu đến từ việc tiêu thụ năng lượng hóa thạch mà tất cả 20 công ty này sản xuất ra.

Đứng đầu danh sách phát thải là Saudi Aramco – tập đoàn dầu khí quốc gia của Saudi Arabia, đồng thời là doanh nghiệp có lợi nhuận lớn nhất thế giới. Năm 2018, Saudi Aramco ghi nhận lãi 111 tỉ USD, tương ứng 304 triệu USD mỗi ngày, bỏ xa các doanh nghiệp cùng ngành như Exxon Mobil, British Petroleum hay cả các đại gia công nghệ như Apple, Microsoft, …

Để đạt được mức siêu lợi nhuận này, Saudi Aramco đã trực tiếp hoặc gián tiếp phát ra môi trường 59.262 tấn khí nhà kính trong giai đoạn 1965-2017. Để so sánh, khối lượng này cao gấp hơn 6 lần phát thải của cả nước Trung Quốc trong năm 2017 (9.838 tấn).

Infographic dưới đây sử dụng bộ số liệu của Viện Trách nhiệm Khí hậu, bao gồm tên công ty và tổng khối lượng phát thải khí nhà kính từ 1965 đến 2017.

COTW-CarbonCompanies

Nguồn: Visual Capitalist. Việt hóa: Đức Quyền, Alex Chu.

Một mô hình kinh doanh "xanh" hơn?

Theo nhiều nhà nghiên cứu, tất cả doanh nghiệp có tên trong danh sách phát thải này đều phải chịu ít nhất một phần trách nhiệm vì cố ý đẩy nhanh cuộc khủng hoảng khí hậu sau khi khoa học đã đưa ra những minh chứng thuyết phục.

Trên thực tế, Exxon Mobil hiện đang phải ra hầu tòa vì lừa dối nhà đầu tư: Tập đoàn này đã cố tình hạ thấp tính toán tác động của biến đổi khí hậu tới lợi nhuận. Công ty này còn khiến công chúng nghi ngờ tác động khổng lồ của xu hướng đi lên của khí thải nhà kính.

Những lo ngại về tính bền vững và yêu cầu bảo vệ môi trường đe dọa mô hình kinh doanh cũ, khiến nhiều doanh nghiệp trong số này phải mở rộng hoạt động ra ngoài lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch. Chẳng hạn như tập đoàn BP của Anh, tên đầy đủ ban đầu là British Petroleum nghĩa là Dầu mỏ của nước Anh, nhưng gần đây tập đoàn này lại thích diễn giải BP thành Beyond Petroleum, nghĩa là Vượt lên trên Dầu mỏ.

Tuy nhiên, Viện Trách nhiệm Khí hậu cho rằng các tập đoàn còn có thể làm được nhiều hơn nữa. Các nhà nghiên cứu vẫn đang kêu gọi doanh nghiệp giảm khai thác nhiên liệu hóa thạch trong tương lai gần.

Tiếp tục gây áp lực buộc các tập đoàn dầu khí lớn này không tăng sản lượng, đồng thời đẩy mạnh đầu tư các loại hình năng lượng tái tạo có thể giúp ngăn cuộc khủng hoảng khí hậu trước khi mọi chuyện quá muộn.

Đức Quyền

Thống đốc NHNN giải thích lý do không thể đồng thời mở rộng chính sách tiền tệ và tài khoá
Theo Thống đốc do tình hình kinh tế khó lường, không thể có chính sách tiền tệ và tài khóa đồng thời mở rộng, NHNN đã chọn phương án phù hợp để kiểm soát lạm phát, giảm lãi suất, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ.