|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Diện mạo hạ tầng Khánh Hòa trước khi lên TP trực thuộc Trung ương

06:30 | 21/04/2021
Chia sẻ
Khánh Hòa dự kiến sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030. Tỉnh này đã có quá trình đầu tư phát triển hạ tầng mạnh mẽ trong thời gian qua.

Xây dựng Nha Trang trở thành thành phố hạt nhân

Hạ tầng Khánh Hòa trước ngày lên TP trực thuộc trung ương - Ảnh 1.

Thực hiện mục tiêu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương, trong đó Nha Trang là đô thị hạt nhân, Khánh Hòa tập trung huy động nhiều nguồn lực đầu tư các dự án nhằm tạo động lực liên kết phát triển toàn vùng.

Hạ tầng Khánh Hòa trước ngày lên TP trực thuộc trung ương - Ảnh 2.

Hiên Khánh Hòa đang thực hiện quy hoạch TP Nha Trang theo hướng thành phố trung tâm trong đô thị biển, đảo. Trong tương lai, các đô thị vệ tinh phải lấy Nha Trang làm vùng lõi để phát triển.

Hạ tầng Khánh Hòa trước ngày lên TP trực thuộc trung ương - Ảnh 3.

Tuyến đường biển Trần Phú được xem là tuyến đường chính của TP Nha Trang khi tập trung hàng loạt công trình tầng.

Hạ tầng Khánh Hòa trước ngày lên TP trực thuộc trung ương - Ảnh 4.

Đường biển Trần Phú có hình vòng cung dài khoảng 7,2km từ Cảng Nha Trang đến khu vực cầu Trần Phú.

Hạ tầng Khánh Hòa trước ngày lên TP trực thuộc trung ương - Ảnh 5.

Nối tiếp đường biển Trần Phú là đường biển Phạm Văn Đồng dài hơn 5 km bắt đầu từ cầu Trần Phú đến khu vực Bãi Tiên. Với trục đường biển dài hơn 12 km đã tạo động lực cho TP Nha Trang phát triển du lịch nhưng do đường được quy hoạch nhỏ và có mật độ xây dựng cao nên những năm qua tình trạng kẹt xe vẫn thường xảy ra trên tuyến đường Trần Phú.

Nhiều tuyến đường mới được đầu tư

Hạ tầng Khánh Hòa trước ngày lên TP trực thuộc trung ương - Ảnh 6.

Tuy là một đô thị phát triển mạnh về du lịch nhưng các tuyến đường chính tại TP Nha Trang khá nhỏ thường xuyên ùn ứ có lượng khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Hạ tầng Khánh Hòa trước ngày lên TP trực thuộc trung ương - Ảnh 1.

Những năm gần đây Khánh Hòa đã đầu tư mạnh vào hạ tầng để giảm tải cho các tuyến đường chính cũng như mở ra cơ hội đầu tư cho địa phương.

Đáng chú ý là đại lô Võ Nguyên Giáp dài khoảng 11km, tổng mức đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2020. Đường Võ Nguyên Giáp chạy qua nhiều xã, phường của TP Nha Trang và huyện Diên Khánh. Trong đó, đoạn TP Nha Trang dài 6,2km, đoạn huyện Diên Khánh 4,8km.

Hạ tầng Khánh Hòa trước ngày lên TP trực thuộc trung ương - Ảnh 9.

Đường vành đai 2 song song với trục đường Lê Hồng Phong và đường số 4 nối TP Nha Trang đi sân bay Cam Ranh đã đưa vào vận hàng gần khoảng 5 km giúp giảm ách tách cho khu trung tâm Nha Trang.

Hạ tầng Khánh Hòa trước ngày lên TP trực thuộc trung ương - Ảnh 10.

Hiện nhiều công trình giao thông khác tại TP Nha Trang đang được đầu tư xây dựng để đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương trong giai đoạn tới.

Hạ tầng Khánh Hòa trước ngày lên TP trực thuộc trung ương - Ảnh 11.

Chính quyền Khánh Hòa cũng cho biết, trong giai đoạn tới sẽ tiến hành di dời ga Nha Trang khỏi trung tâm TP để giảm ùn ứ giao thông khi tàu hỏa đi qua khu vực nội đô.

Hiện Khánh Hòa cũng đang gấp rút hoàn thiện các nút giao kết nối các trục đường chính với khu vực sân bay Nha Trang cũ.

Mở đường kích cầu đầu tư

Hạ tầng Khánh Hòa trước ngày lên TP trực thuộc trung ương - Ảnh 13.

Đại lộ Nguyễn Tất Thành nối TP Nha Trang và sân bay Cam Ranh dài khoảng 35 km được xem là cầu nối của 2 vịnh biển du lịch nổi tiếng thế giới là vịnh Nha Trang và Cam Ranh, đây cũng được xem là con đường giới thiệu hình ảnh du lịch Khánh Hòa đến du khách quốc tế.

Đường Nguyễn Tất Thành đoạn qua đèo Cù Hin được xem là một trong những tuyến đường biển đẹp tại Việt Nam.

Hạ tầng Khánh Hòa trước ngày lên TP trực thuộc trung ương - Ảnh 15.

Trên trục đường này tại khu vực bãi dài có 40 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư thì đã có 6 dự hoàn thiện, 5 dự án hoàn thiện giai đoạn I; 21 dự án đã hoàn thành các thủ tục đầu tư, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quy hoạch, cấp phép xây dựng, đã triển khai thi công,…

Hạ tầng Khánh Hòa trước ngày lên TP trực thuộc trung ương - Ảnh 16.

Tính đến nay đã có gần 25.000 tỷ đồng đầu tư vào các dự án tại Bãi Dài trên trục đường Nguyễn Tất Thành.

Hệ thống cảng biển phong phú

Hạ tầng Khánh Hòa trước ngày lên TP trực thuộc trung ương - Ảnh 17.

Khánh Hòa hiện có 17 bến cảng biển và một khu chuyển tải dầu, tập trung tại 4 khu bến chức năng là: Đầm Môn (Bắc Vân Phong), Nam Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh. Các cảng biển thuộc Nhóm cảng biển Nam Trung bộ - Nhóm 4, với chức năng là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại 1). Ảnh cảng Cam Ranh.

Hạ tầng Khánh Hòa trước ngày lên TP trực thuộc trung ương - Ảnh 18.

Cảng tổng hợp Nam Vân Phong thuộc Khu kinh tế Vân Phong tổng vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng, có thể đón các tàu tải trọng đến 70.000 DWT. Trong tương lai sẽ tiếp tục được đầu tư để có thể đón tàu lên đến 100.000 DWT vừa được Bộ GT VT đưa vào danh sách hệ thống cảng biển quốc gia.

Với hệ thống cảng nước sâu phong phú, Khánh Hòa kỳ vọng sẽ phát triển mạnh về logistics trong giai đoạn tới.

Phát triển hạ tầng khu kinh tế, công nghiệp

Hạ tầng Khánh Hòa trước ngày lên TP trực thuộc trung ương - Ảnh 20.

Những năm vừa qua, Khánh Hòa đẩy mạnh phát triển hạ tầng khu kinh tế và khu công nghiệp để thu hút đầu tư.

KKT Vân Phong đã thu hút khoảng 158 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 4,1 tỉ USD. Bên cạnh đó, hiện có nhiều tập đoàn từ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc đang tìm hiểu đầu tư vào Vân Phong nhưng đang gặp khó về quy hoạch.

Hạ tầng Khánh Hòa trước ngày lên TP trực thuộc trung ương - Ảnh 22.

Hạ tầng các khu công nghiệp đang được đầu tư mạnh để thu hút dòng vốn lớn trong và ngoài nước.

Hạ tầng Khánh Hòa trước ngày lên TP trực thuộc trung ương - Ảnh 23.

Tuyến đường ven biển thuộc Khu kinh tế Vân Phong.

Đường ven biển và đường các tuyến đường chính trong khu Khu kinh tế Vân Phong.

Hạ tầng Khánh Hòa trước ngày lên TP trực thuộc trung ương - Ảnh 25.

Trong tương lai, Khánh Hòa sẽ đầu tư thêm các tuyến đường chính nối khu kinh tế Nam Phú Yên với khu Bắc Vân Phong, nối Đắk Lắk với khu vực Nam Vân Phong.

Hạ tầng Khánh Hòa trước ngày lên TP trực thuộc trung ương - Ảnh 26.

Địa phương này cũng chuẩn bị mặt bằng để thu hút các nhà đầu tư lớn tại các khu công nghiệp.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Khải An

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.