|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Những biểu đồ thể hiện biến động ngành ngân hàng năm 2021

14:00 | 02/01/2022
Chia sẻ
Cùng nhìn lại những diễn biến tăng trưởng tín dụng, tiền gửi, nợ xấu,... của các ngân hàng trong năm 2021 qua những biểu đồ.

1. Tăng trưởng tín dụng, kết quả kinh doanh giảm sút trong quý III

Theo báo cáo triển vọng của Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), kết quả kinh doanh của các ngân hàng từng sụt giảm mạnh trong quý III do nhu cầu tín dụng giảm và nợ xấu tăng lên trong làn sóng dịch thứ 4 nhưng điều này đã được cải thiện trong quý IV khi Chính phủ đã nới lỏng các biệt pháp giãn cách xã hội từ đầu tháng 10 và từng bước đưa nền kinh tế trở lại bình thường mới.

BVSC dự báo kết quả kinh doanh ngành sẽ tiếp tục khả quan trong năm nay, lợi nhuận sau thuế ngành ngân hàng trong năm 2021 và 2022 ước tăng lần lượt là 27,1% và 26,6%.

Những biểu đồ thể hiện biến động ngành ngân hàng năm 2021 - Ảnh 1.

Kết quả kinh doanh sụt giảm trong quý III nhưng đã phục hồi trở lại trong quý IV. Nguồn: BVSC.

Tín dụng quý III tăng trưởng chậm do ảnh hưởng của làn sóng COVID-19 lần thứ 4 nhưng đã khởi sắc trở lại từ tháng 10 khi Chính phủ gỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội nghiệm ngặt. Nhiều ngân hàng được nới "room" tín dụng. TPBank, Techcombank và MSB là ba ngân hàng có room tín dụng cao nhất lần lượt 23,4%; 22,1% và 22%.

Những biểu đồ thể hiện biến động ngành ngân hàng năm 2021 - Ảnh 2.

Nguồn: BVSC.

2. Tăng trưởng tiền gửi xuống thấp nhất nhiều năm

Dịch bệnh làm cho thu nhập người dân suy giảm cùng với đó là nền lãi suất huy động thấp làm cho tăng trưởng tiền gửi của cư dân thấp ở mức kỷ lục. Hiện tại tiền gửi cư dân vẫn chiếm 50% tổng tiền gửi do đó nếu nhu cầu tín dụng gia tăng khi nền kinh tế tăng trưởng tốt thì các ngân hàng có thể sẽ tăng lãi suất huy động để gia tăng tiền gửi. 

Tuy nhiên, theo BVSC mức tăng có thể sẽ không trọng yếu khi thanh khoản hệ thống vẫn dồi dào và ngân hàng có thể huy động qua một số kênh khác có chi phí thấp như phát hành trái phiếu hay huy động quốc tế.

Những biểu đồ thể hiện biến động ngành ngân hàng năm 2021 - Ảnh 3.

Nguồn: BVSC.

3. Đại dịch thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, CASA ngân hàng tăng

Đại dịch làm gia tăng khoảng cách và thay đổi hành vi của người tiêu dùng từ thanh toán tiền mặt sang thanh toán không tiền mặt. Cùng với đó các ngân hàng cũng đẩy mạnh phát triển công nghệ, đặc biệt là eKyc đã xóa nhòa khoảng cách địa lý và giảm thiểu yêu cầu chi nhánh vật lý giúp cho người dân có thể dễ dàng mở tài khoản ngân hàng để giao dịch.

Những biểu đồ thể hiện biến động ngành ngân hàng năm 2021 - Ảnh 4.

Nguồn: BVSC.

4. NIM các ngân hàng giảm nhẹ 

Các ngân hàng thực hiện miễn giảm lãi suất để hỗ trợ khách hàng trong làn sóng lần thứ 4 làm cho lợi suất trên tài sản sụt giảm. Trong khi đó, chi phí vốn chỉ giảm nhẹ làm NIM suy giảm trong quý IV. 

Cho năm 2022, lợi suất tài sản có thể tăng nhẹ trong năm tới khi ngân hàng giảm mức hỗ trợ cũng như nhu cầu tín dụng gia tăng có thể làm lãi suất gia tăng, điều này giúp gia tăng lợi suất tài sản. Cùng với đó, chúng tôi dự báo chi phí vốn cũng có thể gia tăng nhẹ dẫn tới NIM ổn định trong năm 2022.

Những biểu đồ thể hiện biến động ngành ngân hàng năm 2021 - Ảnh 5.

Nguồn: BVSC.

6. Nợ tái cơ cấu các ngân hàng tăng mạnh

Chính phủ đã thực hiện giãn cách xã hội nghiệm ngặt ở các trung tâm kinh tế cũng như các đa số các trung tâm sản xuất công nghiệp chính ở Việt Nam trong quý III. Điều này đã làm ảnh hưởng nặng nề tới các hoạt động dịch vụ cũng như sản xuất kinh doanh và có thể làm gia tăng nợ xấu trong nửa cuối năm 2021 và nửa đầu năm 2022. Tuy nhiên, mức diễn biến xấu đi của chất lượng tài sản là tốt hơn nhiều so với kỳ vọng của thị trường.

Những biểu đồ thể hiện biến động ngành ngân hàng năm 2021 - Ảnh 6.

Nguồn: BVSC.

Những biểu đồ thể hiện biến động ngành ngân hàng năm 2021 - Ảnh 7.

Nguồn: BVSC

Diệp Bình