|
 Thuật ngữ VietnamBiz

Ngày choáng váng của giá vàng, doanh nghiệp mỏi tay điều chỉnh giá, website SJC tê liệt

22:22 | 24/02/2020
Chia sẻ
Các doanh nghiệp đã có 1 ngày 24/2 mỏi tay điều chỉnh giá vàng tăng hàng chục lần trước khi tạm dứng ở đỉnh hơn 49 triệu đồng/lượng vào cuối ngay, mức cao nhất trong gần thập kỉ qua. Nếu sáng nay mua 1 lượng vàng, buổi chiều người mua đã lời ngay 2 triệu đồng.

Giá vàng trong nước hôm nay (24/2) bỗng nóng và tăng liên tục kể từ khi mở phiên giữa tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) diễn biến phức tạp trên toàn cầu, đặc biệt là tại hai nước Nhật Bản, Hàn Quốc.

Cuối ngày, giá vàng trong nước đã vượt 49 triệu đồng, dừng ở 49,15 triệu. Có doanh nghiệp còn đưa giá bán vàng miếng lên đến 49,7 triệu đồng/lương, mức giá chưa từng có trong lịch sử của kim loại quý này. 

Vàng tăng sốc 50 triệu đồng/lượng, doanh nghiệp mỏi tay chỉnh giá, vừa mua lời ngay vài triệu - Ảnh 1.

Cuối ngày, giá vàng miếng SJC tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn tạm đứng ở 49,02 triệu đồng/lượng. Trong khi nhiều doanh nghiệp khác niêm yết giá bán ra 49,15 triệu đồng. (Ảnh: Phúc Minh).

Doanh nghiệp mỏi tay điều chỉnh giá vàng, website SJC "đứng hình"

Chốt ngày giao dịch đầu tuần 24/2, giá vàng miếng SJC bán ra tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn, tạm thời đứng ở mốc 49 triệu đồng cho thị trường TP HCM và 49,02 triệu đồng với thị trường Hà Nội. Giá vàng trong nước đã xô đổ kỉ lục cao nhất kể từ hồi tháng 8/2011.

Đáng chú ý, trước khi neo ở mức kỉ lục hơn 49 triệu đồng mỗi lượng, trong ngày, giá vàng tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn đã liên tục được điều chỉnh tăng. 

Mở phiên, vàng miếng SJC bán ra ở mức 46,6 triệu đồng/lượng. Sau đó, cứ khoảng 10-15 phút, doanh nghiệp này tăng giá bán ra khoảng 50.000 đồng/lượng.

Vàng tăng sốc 50 triệu đồng/lượng, doanh nghiệp mỏi tay chỉnh giá, vừa mua lời ngay vài triệu - Ảnh 2.

Giá vàng miếng SJC trong ngày 24/2 liên tục tăng sốc. (Đồ hoạ: Phúc Minh).

Đến 9h, giá vàng SJC bán ra leo lên mốc 46,8 triệu đồng/lượng. Gần 10h sáng, giá tiếp tục tăng thêm 100.000 đồng, chạm mức 46,9 triệu đồng/lượng. Đến giữa trưa, sau nhiều lần nhích, giá vàng chính thức tăng sốc lên thêm 400.000 đồng/lượng và đứng ở vùng 47,3 triệu đồng/lượng. Tính chung, chỉ trong buổi sáng, giá vàng đã tăng đến 1,25 triệu đồng/lượng.

Kể từ 14h, giá vàng tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn tăng dựng đứng, nhiều thời điểm, các lần điều chỉnh giá vàng của doanh nghiệp này chỉ cách nhau 1-2 phút. Sau mỗi lần điều chỉnh, giá vàng miếng SJC bán ra đều tăng thêm 100.000 đồng/lượng. 

Lúc 14h30 phút, giá vàng miếng SJC tăng thêm 700.000 đồng, niêm yết bán ra 48 triệu đồng/lượng. Từ mốc 48 triệu, giá vàng lại tiếp tục tăng mạnh, chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ, đã thêm đúng 1 triệu đồng và đứng ở mốc cao nhất lịch sử 49 triệu đồng/lượng, sau đó nhích thêm 100.000 đồng chiều bán ra, lên 49,15 triệu đồng lúc kết phiên.

Ghi nhận trong ngày cho thấy, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn đã liên tục điều chỉnh giá vàng, ít nhất phải hơn 20 lần. Nhiều thời điểm, webiste của doanh nghiệp "đứng hình", không kịp chạy bảng niêm yết giá vào thời điểm truy cập.

Các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý lớn khác như PNJ, Doji, Bảo Tín Minh Châu… cũng có diễn biến "mỏi tay" điều chỉnh tăng giá tương tự. 

Cuối ngày, PNJ niêm yết giá vàng miếng SJC mua vào-bán ra lần lượt 47-49 triệu đồng/lượng. Doji niêm yết giá cuối ngày là 49,2 triệu đồng/lượng bán ra, mua vào 47,7 triệu đồng/lượng. Tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng miếng SJC mua vào lúc 16h là 47,7 triệu đồng/lượng, bán ra 49,10 triệu đồng/lượng.

Phú Quý kết phiên chiều với mức giá sốc nhất trong các doanh nghiệp. Đơn vị này niêm yết vàng SJC mua vào là 48 triệu đồng/lượng, bán ra đến 49,7 triệu đồng/lượng, tăng đến 3,7 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra so với ngày hôm qua.

Có nơi niêm yết hơn 50 triệu đồng/lượng, chênh lệch mua bán giãn rộng vài triệu đồng

Cuối ngày 24/2, có ngân hàng còn đưa giá vàng miếng lên mốc không tưởng, vượt 50 triệu đồng/lượng.

Vàng tăng sốc 50 triệu đồng/lượng, doanh nghiệp mỏi tay chỉnh giá, vừa mua lời ngay vài triệu - Ảnh 3.

Website niêm yết giá vàng của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn tạm thời "đứng hình" trong ngày 24/2. (Ảnh: Phúc Minh).

TPBank Gold cuối giờ chiều niêm yết bán ra 50,45 triệu đồng/lượng, trong khi giá mua vào chỉ 47,5 triệu đồng/lượng. 

Tại Eximbank, giá vàng miếng SJC bán ra là 49,3 triệu đồng/lượng, mua vào 48 triệu đồng/lượng. Sacombank niêm yết giá mua vào và bán ra lần lượt 47,7-49,7 triệu đồng/lượng.

Dễ thấy, trong ngày, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp, ngân hàng đẩy lên mức cao kỉ lục ở chiều bán ra, tuy nhiên, giá mua vào vẫn giữ quanh mức 47-48 triệu đồng/lượng, chênh lệch mua bán giãn rộng đến vài triệu đồng.

Kỉ lục về chênh lệch giá mua vào - bán ra vàng miếng ngày 24/2 là TPBank, chênh lệch đến 2,95 triệu đồng/lượng. Tiếp đến là PNJ và Sacombank, giá chênh lệch mua vào và bán ra hiện khoảng 2 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó, các doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng khác cũng đang giữ chênh lệch mua vào - bán ra hơn từ 1,3 triệu đồng/lượng. Đây là mức chênh lệch rất cao.

Sáng mua 1 lượng vàng, chiều lời hơn 2 triệu đồng

Vào cuối tuần, giá vàng miếng SJC bán ra tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn giữ ở mức 46,05 triệu đồng/lượng, sang đến cuối ngày hôm nay, khi giá vàng dừng ở 49 triệu đồng, tức mỗi lượng vàng qua 1 đêm đã tăng 3 triệu đồng. Nếu mua vàng đầu giờ sáng nay, người mua cũng kiếm lời hơn 2 triệu đồng/lượng.

Nếu chốt lời ngay hôm nay với mức giá tương đương 48 triệu đồng, người mua vàng hôm nay cũng kiếm lời 1,5-1,7 triệu đồng mỗi lượng vàng.

Vàng tăng sốc 50 triệu đồng/lượng, doanh nghiệp mỏi tay chỉnh giá, vừa mua lời ngay vài triệu - Ảnh 4.

Diễn biến giá vàng từ đầu năm đến nay. (Đồ hoạ: Phúc Minh).

Trong khi đó, nếu so với Ngày Vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng Âm lịch (3/2), đến nay, mỗi người mua vàng đã lời được 3,35 triệu đồng mỗi lượng. Đây là mức có lời không tưởng của giá vàng chỉ trong một thời gian ngắn.

Trên thế giới, giá vàng cuối ngày trên sàn Kito ở mức 1.683 USD/ounce, tăng 21 USD so với đầu ngày và tăng đến 40 USD so với cuối ngày hôm trước. Chuyên gia quốc tế nhìn nhận, giá vàng tăng mạnh là do lo ngại về tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại Trung Quốc và bắt đầu lan sang Hàn Quốc, Nhật Bản. Hiện 2 quốc gia châu Á này vẫn đang tiếp tục ghi nhận nhiều ca nhiễm mới do đó dấy lên lo ngại bất ổn kinh tế.

Chuyên gia Bùi Quang Tín nhìn nhận giá vàng đang tăng cao vì dịch Covid-19, đặc biệt trong vài ngày trở lại đây dịch diễn biến phức tạp tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Ông cho rằng đây là 2 quốc gia có nền kinh tế lớn nhưng số lượng người nhiễm Covid-19 tăng nhanh, khiến kinh tế các nước cũng trở nên khó khăn hơn.

Chuyên gia Bùi Quang Tín cho rằng trong tình hình hiện nay, khi doanh nghiệp, hàng hoá và chứng khoán đang khó khăn vì dịch bệnh thì vàng trở thành kênh trú ẩn an toàn được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Phúc Minh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.