|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

[Infographic] Mỹ và Trung Quốc so kè trong danh sách các nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới năm 2018

14:08 | 07/10/2019
Chia sẻ
Mặc dù chỉ xếp thứ hai trong danh sách các nền kinh tế lớn nhất thế giới, Trung Quốc lại là cái tên chiếm giữ ngôi đầu bảng những nhà xuất khẩu hàng đầu toàn cầu năm 2018 với giá trị 2,5 nghìn tỉ USD. Trong khi đó Mỹ tụt xuống vị trí nhà xuất khẩu lớn thứ hai với 1,7 nghìn tỉ USD.
1

Nguồn: Visual Capitalist/WTO

Top 15 nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới năm 2018

Năm 2018, tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu đã vượt mốc 19 nghìn tỉ USD. Dựa theo dữ liệu mới nhất từ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), HowMuch.net đã thống kê giá trị xuất khẩu của từng quốc gia.

Dẫn đầu danh sách nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới là Trung Quốc, với 2.500 tỉ USD hàng hóa xuất ra nước ngoài vào năm 2018.

Nếu tính gộp số liệu của Hong Kong, Trung Quốc sẽ nắm giữ 15,7% tổng xuất khẩu toàn cầu, tương đương giá trị xuất khẩu của Nhật Bản, Hà Lan, Hàn Quốc, Pháp và Singapore cộng lại.

Tiếp đến trong danh sách là Mỹ, với 1.700 tỉ USD hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài trong năm 2018. Nước cuối cùng nằm trong top ba quốc gia xuất khẩu hơn 1.000 tỉ USD hàng hóa mỗi năm là Đức.

Cũng theo dữ liệu của WTO, Việt Nam đã xuất khẩu 246 tỉ USD hàng hóa trong năm 2018, nằm trong top 4 tại khu vực Đông Nam Á (chỉ sau Singapore, Thái Lan và Malaysia).

Thứ hạng    

Nền kinh tế     

Giá trị xuất khẩu (2018, USD)        

Tỉ lệ trong tổng giá trị xuất khẩu

 toàn cầu      

1

Trung Quốc

2.487 tỉ 

12,8%

2

Mỹ

1.664 tỉ 

8,6%

3

Đức

1.560 tỉ 

8%

4

Nhật Bản

738 tỉ

3,8%

5

Hà Lan

723 tỉ

3,7%

6

Hàn Quốc

604 tỉ

3,1%

7

Pháp

582 tỉ

3%

8

Hong Kong

569 tỉ

2,9%

9

Italy

547 tỉ

2,8%

10

Anh

486 tỉ

2,5%

11

Bỉ

467 tỉ

2,4%

12

Mexico

451 tỉ

2,3%

13

Canada

450 tỉ

2,3%

14

Nga

444 tỉ

2,3%

15

Singapore

413 tỉ

2,1%

Đặt lên bàn cân hoạt động xuất khẩu của Mỹ và Trung Quốc

Theo thống kê từ công cụ Observatory of Economic Complexity của MIT Media Lab (thuộc Viện Công nghệ Massachusetts), cơ cấu danh mục xuất khẩu của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới thể hiện như sau:

Trung Quốc

Tỉ lệ trong tổng giá trị 

xuất khẩu         

Mỹ

Tỉ lệ trong tổng giá trị 

xuất khẩu                         

Máy móc

48,5%

Máy móc

22,1%

Dệt may

9,9%

Thiết bị vận tải

14,9%

Kim loại

7,1%

Hóa chất

13,7%

Hóa chất

4,9%

Khoáng vật

11,4%

Nhựa và cao su

4 %

Thiết bị kĩ thuật

6,8%

Thiết bị kĩ thuật

3,2%

Nhựa và cao su

5,5%

Thiết bị vận tải

3,2%

Rau củ

5,1%

Giày dép và mũ nón

2,6%

Kim loại

4,8%

Đá và kính

1,7%

Thực phẩm

3,3%

Khoáng vật

1,3%

Kim loại quí

3,1%

Da động vật

1,2%

Sản phẩm động vật

2,2%

Khác

12,4%

Giấy

2,1%

Dệt may

1,7%

Khác

3,3%

Qua bảng số liệu, rõ ràng xuất khẩu của Trung Quốc phụ thuộc vào danh mục máy móc, chiếm 48,5% tổng giá trị xuất khẩu. Trong danh mục này còn có nhiều hạng mục con khác, gồm:

Thiết bị phát sóng (9,6% tổng giá trị xuất khẩu); máy tính (6,1%); linh kiện thiết bị văn phòng (3,8%); mạch tích hợp (3,3%); điện thoại (2,6%); máy biến thế (1,3%); thiết bị bán dẫn (1,2%); và màn hình hiển thị video (1,1%).

Trong khi đó, máy móc cũng chiếm tỉ lệ lớn trong tổng giá trị xuất khẩu của Mỹ, nhưng ba danh mục hàng hóa khác cũng vượt mốc 10% gồm: thiết bị vận tải, hóa chất và khoáng vật. Điều này cho thấy Mỹ thường có xu hướng đa dạng hóa các danh mục xuất khẩu quan trọng của mình.

Yên Khê