|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Toàn cảnh vị trí dự kiến xây cầu vượt sông Măng Giang nối Kim Bảng, Hà Nam với Ứng Hòa, Hà Nội

10:13 | 22/09/2023
Chia sẻ
Một cầu cầu vượt sông Măng Giang dự kiến được xây dựng nối huyện Kim Bảng, Hà Nam với Ứng Hòa, Hà Nội.

Sơ đồ vị trí dự kiến xây cầu vượt sông Măng Giang nối Hà Nam - Hà Nội.

Theo bản đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật mạng lưới GTVT tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong hồ sơ trình thẩm định quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, một cây cầu vượt sông Hồng dự kiến được xây dựng nối huyện Kim Bảng, Hà Nam với Ứng Hòa, Hà Nội.

Cụ thể, theo bản đồ nêu trên, đây là cây cầu trên tuyến đường liên kết vùng kết nối từ cầu Tân Lang qua huyện Kim Bảng, sang địa bàn Hà Nội.

Hiện, tuyến đường liên kết vùng này đã xây dựng đoạn kết nối với đê sông Măng Giang thuộc địa bàn xã Nguyễn Úy.

Đây là khu vực thuộc địa bàn thôn Cát Nguyên, xã Nguyễn Úy.

Tuyến đường này theo quy hoạch sẽ đi qua khu vực trạm bơm Hàm Long.

Tuyến chủ yếu đi qua khu vực trang trại thuộc xã Nguyễn Úy.

Đáng chú ý, vị trí xây cầu dự kiến đi qua khu vực đường kết nối qua sông Măng Giang, nối Kim Bảng - Ứng Hòa.

Theo bản đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật mạng lưới GTVT tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong hồ sơ trình thẩm định quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cầu vượt sông Măng Giang sẽ nối sang xã Đại Cường, huyện Ứng Hòa.

Bên phía xã Đại Cường, cầu dự kiến đi qua thôn Giang Triều.

Hiện, tuyến đường liên kết vùng đang triển khai xây dựng qua huyện Kim Bảng, cầu Tân Lang kết nối Kim Bảng với Mỹ Đức, Hà Nội cũng đang xây dựng.

(Đồ họa trong bài được vẽ tương đối căn cứ theo dự thảo bản đồ Phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật mạng lưới GTVT tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050).  

Hạ Vũ

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.