|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Toàn cảnh vị trí dự kiến xây cầu vượt sông Long Xuyên đoạn KCN Thái Hà ở Lý Nhân, Hà Nam

11:10 | 15/09/2023
Chia sẻ
Một cầu cầu vượt sông Long Xuyên dự kiến được xây dựng thuộc địa bàn các xã Bắc Lý, Trần Hưng Đạo, huyện Lý Nhân, Hà Nam.

Video: Cận cảnh khu vực dự kiến quy hoạch xây cầu.

Sơ đồ vị trí xây cầu vượt sông Long Xuyên ở huyện Lý Nhân nối hai giai đoạn của dự án KCN Thái Hà.

Theo bản đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật mạng lưới GTVT tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong hồ sơ trình thẩm định quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, một cây cầu vượt sông Long Xuyên thuộc địa bàn huyện Lý Nhân.

Theo bản đồ nêu trên, đây là cây cầu trên tuyến đường tỉnh 495B, nối hai giai đoạn của dự án KCN Thái Hà.

Theo bản đồ trên, vị trí cầu dự kiến xây dựng thuộc các xã Bắc Lý và Trần Hưng Đạo.

Theo dự thảo bản đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật mạng lưới GTVT tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường 495B đang xây dựng sẽ kết nối thẳng với đường dẫn lên cầu Hưng Hà.

Tuyến đường này đang xây dựng qua KCN Thái Hà mở rộng.

Đây là tuyến đường rộng 68 m đi qua nhiều huyện của tỉnh Hà Nam.

Tuyến đường này từ KCN Thái Hà mở rộng đi qua sông Long Xuyên, hướng sang KCN Thái Hà giai đoạn 2 (theo quy hoạch).

Dự kiến, tuyến đường này có cầu vượt sông Long Xuyên và đường tỉnh 971.

Cây cầu này thuộc địa bàn hai xã Bắc Lý và Trần Hưng Đạo, gần cầu Tróc.

Hiện, đường 495B đoạn qua KCN Thái Hà mở rộng đang triển khai xây dựng hướng về đường 971.

Tuyến đường này cũng triển khai ở nhiều huyện khác như Thanh Liêm, Bình Lục.

Đây là dự án đường từ QL1A (huyện Thanh Liêm) qua QL21A, QL21B (huyện Bình Lục) và nối vào đường nối 2 cao tốc đoạn đi cầu Hưng Hà (Hưng Yên) và cầu Thái Hà (Thái Bình).

Với vị trí cầu như dự kiến nêu trên, một số nhà dân trên đường 971 có thể phải giải tỏa.

(Đồ họa trong bài được vẽ tương đối căn cứ theo dự thảo bản đồ Phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật mạng lưới GTVT tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050).

Hạ Vũ

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.