Sau gần 20 năm thành lập, vừa qua thị xã Cửa Lò đã được thông qua đề án sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số hiện có vào TP Vinh.
Một số công trình tại Quảng trường Bình Minh
Vào cuối tháng 9/2022, thị xã Cửa Lò đã giải tỏa, tháo dỡ hơn 200 ki ốt kinh doanh ăn uống, công trình xây dựng, nhà nghỉ dưỡng, khách sạn... một bên bờ biển Cửa Lò.
Bên cạnh thị xã Cửa Lò, vào tháng 8/2022, Thường trực Tỉnh uỷ Nghệ An đã thống nhất sáp nhập vào TP Vinh 5 xã thuộc huyện Nghi Lộc, bao gồm Nghi Thạch, Nghi Xuân, Nghi Phong, Phúc Thọ và Nghi Thái.
Theo quyết định số 52 của Thủ tướng phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Vinh, tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn 2050, vùng nghiên cứu phát triển TP Vinh có diện tích khoảng 250 km2, bao gồm toàn bộ TP Vinh, toàn bộ thị xã Cửa Lò, một phần huyện Hưng Nguyên và huyện Nghi Lộc.
Mô hình phát triển đô thị độc lập nhưng kết nối đồng bộ ba khu vực đô thị: Vinh - Hưng Nguyên; Cửa Lò; Quán Hành - Khu kinh tế Đông Nam bằng các trục giao thông chính.
Không gian đô thị Vinh được chia thành 4 phân vùng trong đó có ba phân vùng phát triển đô thị và một phân vùng là khu vực liên kết, cụ thể: Khu vực đô thị trung tâm, gồm TP Vinh hiện hữu và mở rộng về phía tây thuộc huyện Hưng Nguyên; khu vực đô thị Cửa Lò hiện hữu và mở rộng về phía tây thuộc huyện Nghi Lộc; khu vực đô thị Quán Hành - Khu kinh tế Đông Nam; vùng đệm thuộc vùng nông thôn và vùng ven của các phân vùng phát triển.
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.