|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Hình ảnh thông xe cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2

09:50 | 30/08/2023
Chia sẻ
Sau hơn 2 năm thi công, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 (Hà Nội) đã chính thức được đưa vào hoạt động.

Sáng 30/8, UBND TP Hà Nội phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội (Ban QLDA) tổ chức lễ khánh thành cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.

Sau lễ thông xe sáng nay, toàn bộ xe đi từ quận Hai Bà Trưng sang quận Long Biên sẽ di chuyển một chiều trên mặt cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2. Đối với cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1 (khánh thành vào năm 2010) sẽ tổ chức giao thông một chiều theo hướng từ quận Long Biên đi quận Hai Bà Trưng.

Theo phương án phân luồng của Sở GTVT Hà Nội, đối với cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, các phương tiện được lưu thông tốc độ tối đa 60 km/giờ ở 3 làn xe cơ giới (làn cạnh dải phân cách giữa).

Tại làn xe hỗn hợp (làn cạnh lan can phải của cầu), các phương tiện (xe máy và xe thô sơ) được lưu thông tốc độ tối đa 40 km/giờ.

Trong khi đó, đối với cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1, ở 4 làn xe cơ giới cạnh dải phân cách giữa được di chuyển với tốc độ tối đa 40 km/giờ. Tại làn xe hỗn hợp, các phương tiện được chạy tối đa 30 km/giờ.

Trong thời gian tới, Ban QLDA có nhiệm vụ phối hợp với đơn vị nhà thầu lên phương án rào chắn và tổ chức thi công hạng mục hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông trên cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1, trình Sở GTVT xem xét, cấp phép theo quy định.

Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 khởi công tháng 1.2021, với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng.

Cầu có điểm đầu cầu giao với đường Trần Quang Khải - Nguyễn Khoái - Minh Khai (Hai Bà Trưng), điểm cuối giao đường Long Biên - Thạch Bàn (Long Biên). Theo thiết kế, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 bắc qua sông Hồng dài 3,5 km, rộng 19,25 m.

Như vậy, sau khi cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 được đưa vào khai thác, Hà Nội đang có 9 cầu qua sông Hồng, gồm: Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy giai đoạn 1, Vĩnh Tuy giai đoạn 2, Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Long Biên và Văn Lang.

Theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, giai đoạn tới, trên địa bàn Hà Nội sẽ xây dựng thêm 9 cây cầu vượt sông Hồng để kết nối giao thông thuận lợi, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

9 cây cầu này gồm: Mễ Sở, Hồng Hà, Thăng Long mới, Tứ Liên, Thượng Cát, Ngọc Hồi, Trần Hưng Đạo, Phú Xuyên, Vân Phúc.

Hình ảnh phương tiện đi qua cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 hướng từ quận Hai Bà Trưng sang quận Long Biên.

Hạ Vũ

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.