|
 Thuật ngữ VietnamBiz

>> Phần 1: Thế giới của Bích
>> Phần 2: Trần Ngọc Bích: 'Chiến lược trăm năm khởi nguồn từ chiến lược con người'

Trần Ngọc Bích trong Tân Hiệp Phát: quá khứ, hiện tại và tương lai - Ảnh 1.

Trần Ngọc Bích trong Tân Hiệp Phát: quá khứ, hiện tại và tương lai - Ảnh 2.

THP rất kỳ vọng tới người lãnh đạo tiếp theo. Bích nghĩ rằng những vị trí đó không quan trọng bằng mức độ tâm huyết của người ngồi chỗ đó. 

Ai sẽ là người tâm huyết, hào hứng nhất với việc dẫn dắt anh em thành công. Ai sẽ là người sẵn sàng hi sinh bản thân vì tập thể. Chọn được người đó tất cả anh em đều rất hạnh phúc, sẽ ủng hộ. Trong đó có cả Bích.

Người ngồi chỗ đó chắc chắn là người phải gánh vác rất nhiều sóng gió, mang theo niềm tin của tập thể, thì họ phải là người tâm huyết nhất. Họ là người đưa anh em vào trong mỗi hoạt động và quyết định. Đó là cái mong mỏi cao nhất của Bích.

Trần Ngọc Bích trong Tân Hiệp Phát: quá khứ, hiện tại và tương lai - Ảnh 2.

Các vị trí trong tương lai có thể chưa tồn tại, Bích cũng chưa biết mình sẽ làm vị trí nào. Cơ cấu tổ chức không phải luôn cố định, 50% công việc có ngày hôm nay thì 10 năm trước không có. Tùy từng giai đoạn phát triển, nó sẽ sinh ra vị trí khác.

Chỉ có một điều chắc chắn, là Bích chỉ làm những vị trí đảm bảo đem giá trị đến cho mọi người.

Ví dụ như quản trị nhân sự, nhiều năm trước mảng này rất mới ở THP. Để giải bài toán đó mọi người chưa biết làm thế nào, thế là Bích xung phong. Vị trí đó cũng tạo cho Bích nhiều cơ hội để tạo giá trị.

Trần Ngọc Bích trong Tân Hiệp Phát: quá khứ, hiện tại và tương lai - Ảnh 3.

Bích bắt đầu tại THP với thư ký cho CFO (Chief Financial Officer - Giám đốc Tài chính - NV), sau đó làm kế toán viên phòng phân tích, rồi làm thư ký cho giám đốc chuỗi cung ứng, rồi thư ký dự án…

quote 1

Xuất phát điểm của việc lựa chọn tất cả các vị trí đó là từ việc Bích thấy cái gì mình có thể đóng góp nhiều nhất. Bích thấy có thêm động lực khi thấy mình tạo được giá trị gì đó cho người xung quanh. Điều đó thôi thúc Bích làm sao để làm mọi người gần nhau hơn, tạo nhiều giá trị hơn. 

Bích yêu thích mọi vị trí nếu nó tạo ra giá trị cho anh em.

Trần Ngọc Bích trong Tân Hiệp Phát: quá khứ, hiện tại và tương lai - Ảnh 4.

Khó khăn nhất thường không đến khi mất tiền hay sụt giảm doanh số. Mà đến từ sự tăng trưởng nóng.

Có những thời điểm công ty tăng trưởng rất nhanh, lãnh đạo nào cũng đối mặt với nhu cầu tăng trưởng cao hơn năng lực của mình. Đó là thời điểm, mình thấy thế giới như tối sầm lại. 

Khó khăn của người ra quyết định và anh em sẽ bị ảnh hưởng bởi quyết định của mình. Nhưng không được phép sợ, việc mình trì hoãn ra quyết định cũng sẽ ảnh hưởng. Quyết định hay không, làm luôn hay trì hoãn, đó thực sự là thách thức lớn nhất trong quãng thời gian mình gắn bó với THP.

Trần Ngọc Bích trong Tân Hiệp Phát: quá khứ, hiện tại và tương lai - Ảnh 5.

Bích chịu ảnh hưởng lớn từ Tổng giám đốc Trần Quí Thanh. Khi học xong, Bích cũng đứng trước nhiều lựa chọn, có tham gia sự nghiệp kinh doanh của gia đình hay không. Nhưng khi đã bước vào, thì tinh thần "không gì là không thể" đã ngấm sâu vào máu, và hiếm khi nghĩ đến việc từ bỏ.

11 Father Phong Bich_0636

Sếp Thanh tạo cho Bích động lực rất lớn, và cũng cho Bích nhiều bài học lớn. 

Có lần, sếp nói với Bích: "Thứ bảy tuần sau đi học". Bích chưa rõ khóa học đó là gì, trong khi ngày hôm đó có tới mấy lịch họp quan trọng.

Nhưng sếp đã đăng ký một khóa học tổng hợp về năng lực quản lí. Bích nhớ rõ khóa học đó có 3 mức học phí: 600.000 đồng, 1 triệu đồng và 7 triệu đồng. Gói 7 triệu đồng được ngồi ghế VIP, có combo đi ăn chung với giảng viên để được tư vấn riêng. Sếp Thanh chọn ghế 600.000 đồng, nói "vậy được rồi".

Sếp đặt luôn 10 vé cho các nhân sự cấp cao của công ty đi học. Bích xem nội dung khóa học, thấy rất cơ bản. Bích nghĩ, trời ơi đang rất bận mà, hơn nữa nội dung này mình biết cả rồi, đang đi chia sẻ với mọi người rồi.

Nhưng sếp kiên quyết đi, vì lâu rồi không có thời gian tổng hợp kiến thức. Bích cũng đi, xem học được cái gì. Thấy sếp đi học, 20 người quản lí khác trong công ty cũng tự bỏ tiền đi học cùng.

Đến lớp học, nhìn thấy sếp Thanh, giảng viên mời ngồi ghế VIP 7 triệu luôn. Hôm đó giảng viên nói về khủng hoảng chu kỳ. Bích nghĩ thầm, nhiều doanh nhân thế hệ sếp Thanh sạt nghiệp sau các khủng hoảng chu kỳ này, may sao sếp Thanh vẫn trụ đến bây giờ và còn ngồi đây để học.

Sau buổi sáng, Bích quay ra hỏi anh em xung quanh có học được gì không. Anh em đều bảo "mấy cái này người ta dạy nhiều, công ty mình cũng dạy cho cấp nhân viên, không có gì mới cả". Bích quay ra hỏi sếp, sếp nói "khóa học hay, giúp mình rà lại kiến thức xem thiếu sót gì không".

Sếp Thanh là người rất mở, là một người luôn xem mọi thứ là cái ly rỗng, luôn tìm xem có gì mới không. Sếp nói với Bích: "Cái quan trọng nhất là không bao giờ để lặp lại thất bại". Sếp rất quyết liệt, luôn phải tìm cho ra lý do vì sao mình thất bại. Rất trực diện thất bại, không bao giờ che giấu, tự ngụy biện với bản thân vì lý do bên ngoài.

Trần Ngọc Bích trong Tân Hiệp Phát: quá khứ, hiện tại và tương lai - Ảnh 9.

Sếp truyền cảm hứng cho anh em trong việc đối diện với thất bại. Cho phép mình thất bại nhưng chỉ thất bại một lần thôi.

Đó chỉ là một phần từ những thứ Bích học được. Đó là một con người rất sẵn sàng thất bại, dám thất bại mới có thể thành công lớn. Nhưng chỉ thất bại một lần và khả năng học hỏi rất cao.

Sếp Thanh có tính kỷ luật rất cao trong việc phân tích tại sao mình thất bại, rà soát lại hệ thống. Mỗi lần rà soát lại hệ thống là đang cải tiến hệ thống, để những tình huống tiếp theo sẽ không bị lặp lại.

Những bài học như vậy khiến Bích không còn nghĩ đến việc từ bỏ khi đối mặt với tình thế khó khăn nào đó.

Trần Ngọc Bích trong Tân Hiệp Phát: quá khứ, hiện tại và tương lai - Ảnh 6.

Bích xin bổ sung thêm, đồng nghiệp cũng là gia đình. Thực tế Bích rất yêu quý các thành viên xung quanh, những gì mình làm đều có lý do là họ sẽ được cái gì.

Năm nay cả công ty xây dựng nền tảng mới để giúp anh em phát triển kỹ năng lãnh đạo, có được điều đó mọi người sẽ hạnh phúc hơn nhiều.

quote 4

Năm nay cả tập thể giành nhiều thời gian xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp cho tất cả các vị trí trong công ty, là lời hứa với tất cả anh em. 

Điều đó làm cho Bích cảm thấy thôi thúc là Bích có thể giúp cho người khác làm công việc của mình tốt hơn. Anh em biết mình chăm sóc họ thì họ sẽ yên tâm làm việc hơn.

Bích không phải là người thích xuất hiện nhiều bên ngoài. Bích thích dành thời gian cho mọi người trong tập thể hơn. Đó là sở thích, Bích cảm thấy ở với anh em trong nội bộ đem lại nhiều giá trị hơn.

Trần Ngọc Bích trong Tân Hiệp Phát: quá khứ, hiện tại và tương lai - Ảnh 7.

Bích nghĩ mình còn cơ hội sống thì nên sống hết mình. Có câu nói "ngày hôm nay là ngày trẻ nhất của bạn". Hãy sống như thể là bạn trẻ nhất.

quote 5

Trần Ngọc Bích trong Tân Hiệp Phát: quá khứ, hiện tại và tương lai - Ảnh 8.

Bích rất, rất thích đọc sách. Đối với Bích, đọc sách cũng như nghe nhạc. Qua sách, Bích tìm được nhiều người đã sống cuộc đời vĩ đại, truyền cảm hứng cho Bích kinh khủng. Nhiều vấn đề của mình, họ đã trải qua và viết lại.

quote 6

Đọc sách không tính theo số lượng cuốn, nhưng với Bích đọc sách là trải nghiệm. Giống như mình nghe bản nhạc, khi bản nhạc kết thúc, cảm xúc đọng lại.

Nếu như mình nhớ được điều gì đó đã có giá trị rồi, không nhất thiết phải nhớ tất cả mọi chi tiết. Nếu có cơ hội đọc nhiều sách hơn thì tốt quá. (Cười).

Trần Ngọc Bích giới thiệu những cuốn sách yêu thích.

Trần Ngọc Bích trong Tân Hiệp Phát: quá khứ, hiện tại và tương lai - Ảnh 9.

Bích hay đùa với chị Phương, trong gia đình cũng phải chuyên môn hóa. Người viết phải có người đọc. (Cười).


>> Phần 1: Thế giới của Bích
>> Phần 2: Trần Ngọc Bích: 'Chiến lược trăm năm khởi nguồn từ chiến lược con người'


Hoành Sơn, Bạch Mộc
Kỳ Hoa
Alex Chu
Kinh tế & Tiêu dùng