|
 Thuật ngữ VietnamBiz

Suy nghĩ phổ biến trên Phố Wall là những chính trị gia tiến bộ của Đảng Dân chủ thường có hại cho nền kinh tế và thị trường chứng khoán. Nguyên nhân là phe tiến bộ thường thích thắt chặt kiểm soát. Niềm tin rộng rãi này thực chất lại là sai lầm nếu nhà đầu tư nhìn vào dữ liệu từ thời điểm kết thúc Thế chiến II.

"Thị trường chứng khoán hoạt động tốt hơn dưới thời của Đảng Dân chủ so với Đảng Cộng hòa. Đây là sự thật ai cũng biết, nhưng nó không có ý nghĩa về nguyên nhân và kết quả", ông Jeremy Siegel, Giáo sư tài chính tại Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania cho biết.

Sóng gió trên thị trường chứng khoán Mỹ qua các đời tổng thống - Ảnh 1.

Nguồn: YCharts, Forbes. Lưu ý: Hiệu suất thị trường chứng khoán Mỹ chỉ thể hiện sự thay đổi giá. Dữ liệu của ông Truman phản ánh Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones.

Theo Giáo sư Siegel, nỗi ám ảnh của Phố Wall với chính trị hầu hết đều sai lầm: "Thị trường giá lên và giá xuống cứ đến rồi lại đi. Chúng phụ thuộc vào chu kì kinh doanh nhiều hơn là các tổng thống".

Theo một số khía cạnh, môi trường hiện tại của Mỹ có những đặc điểm giống với mối đe dọa mà mà ông Bush gặp phải từ năm 2001 (thay vì khủng bố thì là đại dịch), bất ổn dân sự đeo bám chính quyền hai ông Johnson và Nixon, chiến tranh thương mại của Tổng thống Reagan với Nhật Bản trong những năm 1980.

Để xem xét kĩ hơn mối quan hệ giữa hành động của tổng thống và phương hướng của chứng khoán Mỹ, Forbes đã phân tích hiệu suất thị trường, bao gồm cả cổ tức, từ nhiệm kì Tổng thống Harry Truman trở đi. Forbes cũng liệt kê các cuộc suy thoái và giai đoạn mở rộng của nền kinh tế.

Trong một số trường hợp như Tổng thống Bill Cliton, người nắm quyền trong một trong những giai đoạn kinh tế thịnh vượng và thị trường giá lên ấn tượng nhất trong lịch sử, Forbes không liệt kê giai đoạn mở rộng dưới tên ông ấy. Đó là vì giai đoạn tăng trưởng này được nhen nhóm từ trước, trong trường hợp này là dưới thời Tổng thống George H.W. Bush.

Người chiến thắng trong số các tổng thống có lợi suất thị trường chứng khoán tích lũy tốt nhất là ông Clinton, với con số ấn tượng gần 210%. Người kém nhất: George W. Bush, với -40%.

Cho đến nay, sự không chắc chắn là "kẻ phá bĩnh" lớn nhất đối với thị trường. Vào tháng 9/1955, chứng khoán Mỹ sụt 6,5% trong một ngày khi Tổng thống Eisenhower lên cơn đau tim khi chơi golf. Khi Tổng thống Kennedy bị ám sát vào tháng 11/1963, thị trường ngay lập tức giảm 3%. Trong cả hai trường hợp chứng khoán đều nhanh chóng phục hồi.

Sóng gió trên thị trường chứng khoán Mỹ qua các đời tổng thống - Ảnh 2.

Tổng thống Mỹ có bao nhiêu ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán? - Ảnh 2.

Sau Thế chiến II, hoạt động sản xuất trong thời chiến chững lại, nhiều người lao động bị đẩy ra đường. Kết quả, Tổng thống Truman phải đối mặt với suy thoái và thị trường gấu ngay khi bắt đầu nhiệm kì.

"Rất nhiều người trở về từ cuộc chiến và nền kinh tế không có đủ việc làm – việc Mỹ lao vào suy thoái là điều gần như không thể tránh khỏi", ông James Stack, chủ tịch InvesTech Research và Stack Financial Management nhận xét.

Nền kinh tế phục hồi nhanh chóng khi niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp quay trở lại. Nhưng sau đó ông Truman lại đối mặt với một cuộc suy thoái ngắn khác sau khi thực hiện chính sách Fair Deal (Thỏa thuận công bằng). Ông Truman đã nâng mức lương tối thiểu và cố gắng bảo đảm quyền việc làm bình đẳng.

Tổng thống Mỹ có bao nhiêu ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán? - Ảnh 3.

Sóng gió trên thị trường chứng khoán Mỹ qua các đời tổng thống - Ảnh 5.

Tổng thống Mỹ có bao nhiêu ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán? - Ảnh 24.

Ông Eisenhower là một vị tổng thống được người dân yêu thích. Ông đã giúp mang lại thỏa thuận ngừng bắn trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên và nỗ lực để làm dịu thẳng trong Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, người dân Mỹ vẫn phải nếm trải khá nhiều sự lo âu trong thời gian ông tại nhiệm do sách lược Red Scare (Nỗi sợ cộng sản).

Ông Sam Stovall, Giám đốc đầu tư CFRA nêu quan điểm: "Nhiều người ca ngợi nhiệm kì của Eisenhower tuyệt vời và bình yên này nọ, nhưng tôi xin phép nói khác. Nước Mỹ sợ hãi đến mức chết điếng. Người dân suốt ngày lo chốn xuống gầm bàn để tránh bom hạt nhân".

Ba cuộc suy thoái xảy ra trong nhiệm kì của ông Eisenhower. Hai cuộc suy thoái năm 1953 và 1958 phần lớn có liên quan đến việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thắt chặt chính sách tiền tệ. Cuộc suy thoái còn lại bắt đầu vào năm 1960 sau khi Fed tăng gấp đôi lãi suất kể từ 1958.

Tổng thống Mỹ có bao nhiêu ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán? - Ảnh 5.

Sóng gió trên thị trường chứng khoán Mỹ qua các đời tổng thống - Ảnh 8.

Tổng thống Mỹ có bao nhiêu ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán? - Ảnh 8.

Tổng thống John F. Kennedy thắng cử với kết quả sít sao. Khẩu hiệu chủ chốt trong chiến dịch tranh cử của ông là "Đưa nước Mỹ tiến lên lần nữa" và "Thời kì cho sự vĩ đại".

Nền kinh tế tiếp tục trì trệ và tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao 6,8% khi ông nhậm chức. Thị trường gấu duy nhất trong lúc ông Kennedy tại vị "xảy ra chỉ vì ông ta lao vào cuộc đấu tầm phào, vô nghĩa với U.S Steel về giá cả", Giám đốc Stovall của CFRA nói. "Phố Wall không thích chính phủ ra lệnh cho công ty tư nhân phải làm gì".

Vào cuối thời gian làm Tổng thống, ông Kennedy tung ra chương trình nội địa táo bạo, bao gồm cắt giảm thuế thu nhập và thuế doanh nghiệp để kích thích tăng trưởng. Ông bị ám sát vào ngày 22/11/1963 khi tới thăm thành phố Dallas, Texas.

Tổng thống Mỹ có bao nhiêu ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán? - Ảnh 7.

Sóng gió trên thị trường chứng khoán Mỹ qua các đời tổng thống - Ảnh 11.

Sóng gió trên thị trường chứng khoán Mỹ qua các đời tổng thống - Ảnh 12.

Vào ngày Tổng thống Kennedy bị ám sát, ông Johnson tuyên thệ nhậm chức ngay trên chuyên cơ Air Force One trước khi bay về Washington. Ông nhanh chóng thông qua lệnh cắt giảm thuế của người tiền nhiệm và dự luật Dân quyền.

Trong bối cảnh lạm phát và lãi suất gia tăng và tình trạng bất ổn dân sự liên quan đến phong trào Dân quyền, chứng khoán rơi vào thị trường gấu trong năm 1966. Mỹ tránh được suy thoái sau khi Fed lo sợ và giảm lãi suất. Thị trường gấu thứ hai xảy ra vào năm 1968 khi phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam nóng lên.

Chủ tịch của Stack Financial Management cho biết trong thời gian này "Phố Wall nảy sinh ra vấn đề về định giá và đầu cơ tương tự như tình hình vào cuối những năm 1990".

Ông Johnson không nắm quyền trong giai đoạn suy thoái chính thức. Tuy nhiên, Giám đốc Stovall nhận xét: "Johnson đã tạo ra rắc rối cho chính quyền tiếp theo vì chuyển ngân sách phân bổ cho các chương trình chống đói nghèo sang chi tiêu cho chiến tranh".

Tổng thống Mỹ có bao nhiêu ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán? - Ảnh 9.

Sóng gió trên thị trường chứng khoán Mỹ qua các đời tổng thống - Ảnh 14.

Tổng thống Mỹ có bao nhiêu ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán? - Ảnh 10.

Việc thắt chặt tiền tệ vào cuối nhiệm kì Tổng thống Johnson đã dẫn đến một cuộc suy thoái nhẹ từ 1969 đến 1970, năm đầu tiên ông Nixon nắm quyền chỉ huy Nhà Trắng. Kinh tế Mỹ khổ sở vì lạm phát cao, tốc độ tăng trưởng thấp và tỉ lệ thất nghiệp lớn.

Để chống lại lạm phát, năm 1970, Tổng thống Nixon kí lệnh hành pháp đóng băng tiền lương và giá cả. Tuy nhiên, biện pháp này lại phản tác dụng và ông Nixon phải nhanh chóng thu hồi quyết định. Năm tiếp theo, ông chấm dứt hoàn toàn chế độ bản vị vàng tại Mỹ.

Năm 1973, lệnh cấm vận dầu mỏ của Arab khiến giá dầu leo thang khủng khiếp. Chưa hết, bê bối Watergate gây tổn hại nghiêm trọng đến sự nghiệp chính trị của ông Nixon.

Cú sụp đổ của thị trường chứng khoán xóa sổ gần một nửa giá trị của S&P 500 trong giai đoạn từ tháng 1/1973 đến tháng 10/1974. Kèm theo đó là lạm phát hai chữ số và cuộc suy thoái dài 16 tháng bắt đầu từ mùa thu năm 1973. 

Tổng thống Mỹ có bao nhiêu ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán? - Ảnh 11.

Sóng gió trên thị trường chứng khoán Mỹ qua các đời tổng thống - Ảnh 17.

Tổng thống Mỹ có bao nhiêu ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán? - Ảnh 12.

Tổng thống Ford tiếp quản hai năm cuối nhiệm kì thứ hai của ông Nixon, kế thừa rất nhiều vấn đề kinh tế từ người tiền nhiệm. Lạm phát kèm suy thoái tiếp diễn trong giai đoạn này, nhưng thị trường chứng khoán phục hồi năm 1975.

"Đối với nhà đầu tư, thời gian tại nhiệm của ông Ford rất ngắn và không đáng chú ý", Chủ tịch Stack nhận xét.

Tổng thống Mỹ có bao nhiêu ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán? - Ảnh 13.

Sóng gió trên thị trường chứng khoán Mỹ qua các đời tổng thống - Ảnh 20.

Tổng thống Mỹ có bao nhiêu ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán? - Ảnh 14.

Vị tổng thống thứ 39 của Mỹ không có khoảng thời gian dễ chịu trong Nhà Trắng khi phải giải quyết rắc rối của nền kinh tế và thị trường chứng khoán. Lạm phát cao tiếp tục bao trùm kinh tế Mỹ và tới năm 1979 thì leo đến hai chữ số.

Ông Stack cho biết: "1979 là khoảng thời gian rất căng thẳng với nhà đầu tư và Fed" và 1980 là "năm điên cuồng nhất trong lịch sử chính sách tiền tệ".

Mỹ rơi vào suy thoái trong tháng 1/1980 nhưng chấm dứt vào tháng 7 cùng năm sau khi Fed đổi ý và giảm bớt lãi suất. Tuy nhiên, năm sau, một cuộc suy thoái sâu hơn trước lại kéo đến khi Chủ tịch Fed Paul Volcker tăng mạnh lãi suất nhằm cố dìm lạm phát xuống.

Nhiệm kì của ông Carter cũng được đánh dấu bởi cuộc khủng hoảng năng lượng theo sau Cách mạng Iran vào tháng 2/1979. Quân cách mạng chiếm đại sứ quán Mỹ ở Tehran vào tháng 11 và bắt giữ con tin cho đến khi nhiệm kì của ông Carter kết thúc.

Lạm phát gia tăng và giá vàng vọt lên đỉnh mới trên 800 USD/ounce. Tháng 11/1980, cựu diễn viên kiêm thống đốc bang California - Ronald Reagan thắng cử với cách biệt lớn.

Tổng thống Mỹ có bao nhiêu ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán? - Ảnh 15.

Sóng gió trên thị trường chứng khoán Mỹ qua các đời tổng thống - Ảnh 23.

Tổng thống Mỹ có bao nhiêu ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán? - Ảnh 16.

Trong nhiệm kì đầu của ông Reagan, Mỹ rơi vào một trong những cuộc suy thoái dài nhất thời hậu chiến. Tuy nhiên, cuộc suy thoái kéo dài đủ lâu để "phá vỡ lạm phát", Chủ tịch Stack nói. Liều thuốc đắng để chữa lạm phát là lãi suất cao đến mức đẩy lợi suất trái phiếu Kho bạc lên trên 16% vào tháng 8/1981.

Một năm sau chứng khoán Mỹ rơi xuống đáy và Mỹ thoát khỏi suy thoái vào tháng 11/1982. Khi nền kinh tế phục hồi, "Phố Wall đã phải ngạc nhiên mất một thời gian rằng lạm phát không trỗi dậy", Chủ tịch Stack nói. 

Phần lớn công lao thuộc về Chủ tịch Fed Volcker, người đã duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt bằng cách tăng lãi suất.

Tổng thống Mỹ có bao nhiêu ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán? - Ảnh 17.

Sóng gió trên thị trường chứng khoán Mỹ qua các đời tổng thống - Ảnh 26.

Tổng thống Mỹ có bao nhiêu ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán? - Ảnh 18.

Dưới thời Tổng thống Bush, Mỹ lại gặp phải một cuộc suy thoái khác vào năm 1990, một tháng trước khi Iraq tấn công Kuwait. Giá dầu tăng chóng mặt khiến thị trường chao đảo. Fed một lần nữa tăng lãi suất để chống lại lạm phát. Nền kinh tế giảm tốc vào cuối nhiệm kì ông Bush, đi kèm với sự đổ vỡ của thị trường bất động sản thương mại.

Ngay sau đó, cố vấn chiến dịch tranh cử của Tổng thống Bill Clinton đưa ra câu nói nổi tiếng: "Vấn đề chính là nền kinh tế, đồ ngốc".

Tổng thống Mỹ có bao nhiêu ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán? - Ảnh 19.

Sóng gió trên thị trường chứng khoán Mỹ qua các đời tổng thống - Ảnh 29.

Tổng thống Mỹ có bao nhiêu ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán? - Ảnh 20.

Ông Clinton điều hành chiến dịch tranh cử với lời hứa sẽ khôi phục nền kinh tế. Tuy nhiên, Chủ tịch Stack nhận xét thực chất ông "đã được thừa hưởng các điều kiện kinh tế lí tưởng" cho sự bùng nổ của chứng khoán vào những năm 1990 với lạm phát giảm xuống dưới 3%.

Ông Clinton thúc đẩy việc tăng thuế trong năm đầu của nhiệm kì. Fed tăng lãi suất quĩ liên bang từ 3,25% trong tháng 1/1994 tới 5% vào tháng 2/1995. Tăng trưởng kinh tế chậm lại và lạm phát được kiểm soát.

"Bằng cách giới hạn áp lực lạm phát, Fed đã cho phép giai đoạn mở rộng kéo dài hàng thập kỉ đầu tiên trong lịch sử Phố Wall diễn ra", Chủ tịch Stack nói.

Sự bùng nổ của công nghệ kéo thị trường chứng khoán lên đỉnh lịch sử và tạo ra bong bóng khổng lồ. Chủ tịch Fed Alan Greenspan cảnh báo về "lạc quan tếu trên Phố Wall" vào năm 1996, vài năm trước khi bong bóng công nghệ vỡ tung.

Nhưng Fed đã không hành động đủ nhanh. Bong bóng và sự sụp đổ của Nasdaq sau đó dẫn tới thị trường gấu vào năm 2000.

Tổng thống Mỹ có bao nhiêu ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán? - Ảnh 21.

Sóng gió trên thị trường chứng khoán Mỹ qua các đời tổng thống - Ảnh 32.

Sóng gió trên thị trường chứng khoán Mỹ qua các đời tổng thống - Ảnh 22.

Khi vị tổng thống Mỹ thứ hai của gia tộc Bush nhậm chức, thị trường chứng khoán vẫn đang lảo đảo sau sự sụp đổ của bong bóng công nghệ.

"Bush không thể làm điều gì đúng – thời điểm của Bush rất tồi tệ và ông ta còn kế thừa bong bóng thị trường chứng khoán của Clinton", Giám đốc đầu tư Stovall của CFRA chỉ trích.

Nền kinh tế cuối cùng cũng bắt đầu phục hồi phần nào sau khi Fed và Chủ tịch Alan Greenspan tăng lãi suất trong giai đoạn 2004-2006. Nhưng cuối nhiệm kì thứ hai của ông Bush, Fed bắt đầu mạnh tay cắt giảm lãi suất, mở đường cho bong bóng nhà đất dẫn đến cuộc Đại Suy thoái 2008.

Cuối nhiệm kì của ông Bush, kinh tế Mỹ lọt vào hố sâu khủng hoảng tài chính. Các ngân hàng lâu đời như Bear Stearns và Lehman Brothers sụp đổ.

"Chưa bao giờ kinh tế Mỹ có tổng thống tồi tệ hơn G.W. Bush, ít nhất là từ thời Tổng thống Hoover", ông Charles Lemonides, Giám đốc đầu tư tại ValueWorks nhận xét.

Tổng thống Mỹ có bao nhiêu ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán? - Ảnh 23.

Sóng gió trên thị trường chứng khoán Mỹ qua các đời tổng thống - Ảnh 35.

Sóng gió trên thị trường chứng khoán Mỹ qua các đời tổng thống - Ảnh 36.

Khi ông Obama thành chủ nhân Nhà Trắng, kinh tế Mỹ đã sẵn sàng bật dậy sau cú ngã đau. Cuối nhiệm kì Tổng thống Bush, lãi suất đã được giảm, Fed bơm hàng núi tiền vào nền kinh tế và Quốc hội thông qua gói giải cứu khổng lồ.

Tới giữa năm 2009, Mỹ đã phục hồi từ khủng hoảng tài chính, mở đường cho thị trường giá lên dài nhất lịch sử trong 8 năm sau đó. Nhiệm kì của ông Obama được đánh dấu bằng sự gia tăng đột biến trong đổi mới công nghệ, thu nhập và lãi suất giảm giúp thị trường chứng khoán tiến lên đỉnh cao mới.

Tổng thống Mỹ có bao nhiêu ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán? - Ảnh 25.

Sóng gió trên thị trường chứng khoán Mỹ qua các đời tổng thống - Ảnh 38.

Sóng gió trên thị trường chứng khoán Mỹ qua các đời tổng thống - Ảnh 26.

Lưu ý: Lợi suất tính đến ngày 11/9

Khi ông Trump lần đầu đắc cử, Mỹ đang ở năm thứ 8 của cuộc phục hồi kinh tế dài nhất lịch sử. Thị trường chứng khoán tăng mạnh ngay sau khi ông giành chiến thắng. Nhà đầu tư kì vọng vị tổng thống Đảng Cộng hòa sẽ hạ thuế và giảm bớt qui định bó buộc doanh nghiệp. Ông Trump sớm đáp ứng nguyện vọng trên.

Tổng thống Trump tuyên bố thị trường chứng khoán Mỹ hoạt động tốt nhất trong thời gian ông nắm quyền, nhưng Giám đốc Stovall của CFRA không đồng tình.

Các sự kiện như chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và đại dịch COVID-19 "là những rủi ro cực kì lớn đối với thị trường". Với phần lớn đất nước phải đối phó với lệnh phong tỏa khi số ca nhiễm COVID-19 tăng cao, Mỹ rơi thẳng xuống suy thoái trong tháng 2/2020. Thị trường chứng khoán Mỹ cũng xóa sạch thành qua tích lũy trong ba năm đầu nhiệm kì của ông Trump.

Tổng thống Mỹ có bao nhiêu ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán? - Ảnh 26.

Sóng gió trên thị trường chứng khoán Mỹ qua các đời tổng thống - Ảnh 28.

NBER, Dự án IMF
Giang
Justin Bui
Kinh tế & Tiêu dùng